• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Nghĩa NB

Blog cá nhân của Nghĩa NB

  • Trang chủ
  • Y học & Khoa học
  • Chủ nghĩa khắc kỷ
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Kinh doanh
  • Nhật ký vu vơ
    • Sách hay
    • Nơi tôi đi
Trang chủ » Y học & Khoa học » Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào các website của bộ y tế Úc, Hoa Kỳ… Sau đây, DS. Nghĩa sẽ hướng dẫn nhận biết các mức độ an toàn của thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

thuoc-an-toan-phu-nu-co-thai-cho-con-bu

  • Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
  • Phân loại mức độ an toàn C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.
  • Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

A (FDA) – Thuốc đã dùng rộng rãi cho phụ nữ có thai, được chứng minh không gây hại, dị tật

A (Úc) – Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không. quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nguyên tắc chung khi kê đơn thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú nói riêng và cho bệnh nhân nói chung đó là dựa trên Lợi ích / Nguy cơ mà quyết định. Chính vì vậy, không phải khi nào bạn thấy thuốc nhóm an toàn cũng được bác sỹ tư vấn và ngược lại, không phải khi nào các thuốc nhóm ở giữa cùng cần phải loại bỏ khỏi đơn thuốc hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thăm khám trực tiếp của thầy thuốc.

Đối với các thuốc khi mua về mà chưa được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia thì việc đưa ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho mẹ và bé sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của từng bệnh nhân.

Bài viết liên quan:

  • Yêu nhau bao lâu là đủ
  • Nỗi ám ảnh tiềm thức – Ánh sáng và bóng tối
  • Bồ tát có bệnh không?
  • Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ?

Reader Interactions

Ý kiến của bạn Hủy

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Thẻ

AI Bài học cuộc sống ChatGPT Chủ nghĩa khắc kỷ Chữ Hán Chứng khó đọc Covid-19 Cuộc sống Danh nhân Doanh nhân DS Nghĩa Dạy con Dạy trẻ Evergrande Giáo dục Google Bard Google Gemini Hạnh phúc Innocare Khoa học Kinh doanh Life lessons Long Thọ Lá đu đủ Lối sống nghianb Nghệ thuật tư duy Người nổi tiếng Nhật ký Nhật ký vu vơ Phật giáo PlasmaKare Stoicism Sách hay Sốt xuất huyết Sự lựa chọn Thiên tri mệnh Thuốc cho PNCT và CCB Thời gian Triết lý sống Trung đạo Tài chính Tâm linh Tư vấn thuốc Y học

Footer

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Bài viết mới

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Contact me

Nghĩa NB