1. Suy ngẫm về những điều lớn lao mà bỏ qua những điều cụ thể
2. Thấy bảo phải tìm hạnh phúc trong chính mình nên tìm cách xa lánh thế gian
3. Tách biệt rạch ròi việc Đạo – Đời
Đời không Đạo lấy gì mà sửa
Đạo không Đời biết sửa cùng ai
Đạo là tự nhiên, thuận tự nhiên, tự nhiên là hướng Thiện, tự nhiên là Từ Bi, tự nhiên là Trí Tuệ… Sống trong đời cần thuận theo tự nhiên để tìm về với bản thể chân thực và Sống mà vô đạo thì cuộc sống thật trống rỗng, vô nghĩa, không thể tiến bộ. Nhưng….
Nếu chỉ đọc sách và hiểu được tự nhiên mà không có Đời là cõi thế gian, không nhập thế gian để sống trong đời thì không giúp được đời, không giúp được đời thì hiểu Đạo để làm gì. Suy cho cùng cũng là uổng phí một cuộc đời dùi mài kinh sử!
4. Nhìn thấy tượng Phật mà tưởng thấy Phật
Đức Phật từng nói “Nếu kẻ nào nói nhìn thấy ta tức là không thấy ta”. Trong truyền thống của Mật tông Chân Ngôn Tông, mỗi một vị Phật được tượng trưng bằng một Chủng tử tự. Tức nhìn thấy một ký tự cũng là nhìn thấy Phật, nhìn thấy vị Phật cũng là liên tưởng tới Chủng tử tự. Một ngôi chùa Mật tông của Nhật Bản thậm chí còn không có tượng Phật, chỉ có các Chủng tử tự thay thế. Vậy hãy nhìn Phật theo chiều sâu, nhìn vào những công đức, nhìn vào những trí tuệ, cảm nhận sự hiện hữu tự nhiên của Phật ngay trong bản thân mỗi người. Làm được điều đó, là thấy Phật!
5. Thấy lợi trước mắt nghĩ là Được, thấy thiệt trước mắt tưởng là Mất
Trong 10 năm đi làm trong ngành Dược từ nhân viên, tới chủ doanh nghiệp, từ lúc kiếm hàng tỷ mỗi năm trước tuổi 30 cho tới khi đốt mất hàng tỷ mỗi năm không thể thu hồi. Nhìn những người khác xung quanh sống, đau khổ, hạnh phúc… Rồi những lúc cứ nghĩ Được, hóa ra 6 tháng sau thấy cái Được đó hóa ra là khởi đầu cho Sự mất to lớn hiện tại và bỗng ngày nào đó lại thấy sự mất to lớn kia là bài học vô giá phải học và học phải trả phí…. Được – Mất đều là tương đối. Không bao giờ có cái mất tuyệt đối và cái được tuyệt đối. Chỉ có con người chấp nhận cái gì là tuyệt đối hay không mà thôi, còn bản chất cuộc sống trong cõi đời vốn đã không Tuyệt đối thì không thể có điều gì là tuyệt đối tồn tại trên cõi hữu hình này được!
6. Thấy người khác ngồi thiền, mình cũng ngồi tư thế thiền và tưởng đó là thiền
Rất nhiều khóa học được mở ra, khóa học Thiền, khóa học Marketing 0 đồng, khóa học Thành công… nhưng không có mấy người thành công từ các khóa học đó và gần như không có ai có thể vỗ ngực nói rằng Tôi làm Marketing Không tốn đồng nào vì “lương nhân viên” “chi phí cơ hội” “chi phí cho thời gian của mình”… những thuật ngữ được tạo ra để tô hồng cho sản phẩm của các khóa học thôi.
Thường chúng ta thấy một người thành công chỉ là thấy hình ảnh của họ ở thời điểm đó, sâu bên trong nội bộ, bên trong tâm hồn, và đào về quá khứ thất bại cay đắng, tủi nhục… mấy ai hay! Câu chuyện thành công luôn thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ làm theo, hầu hết đều không thành công với cách đó. Tương tự vậy, nếu chỉ xem một bộ phim thiền hoặc một người ngồi thiền và coi đó là Thiền rồi cũng ngồi tĩnh tọa để gọi là Thiền thì đó là phá Thiền chứ không gọi là Thiền. Bởi vì, Thiền thực sự hướng tới tâm trí chứ không phải hướng tới tư thế. Chẳng thế mà những bậc cao tăng, họ thiền trong từng khoảnh khắc, kể cả lúc đi đứng, nằm ngồi, nói chuyện… đều là thiền và việc đó diễn ra bên trong một tâm trí tĩnh lặng chứ không phải trong một cơ thể ngồi tĩnh tọa.
Mỗi ngày qua đi, dành ra quỹ thời gian 30 phút của mình để tự vấn lại bản thân về những thiếu sót của bản thân, về những điều tốt đẹp sẽ làm trong ngày hôm sau và quãng đời sắp tới. Hẳn điều đó mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với 30 phút nằm ngủ hoặc xem Ti vi!
Hà Nội, 15-4-2021
Nghianb
Ý kiến của bạn