Sau đây là những ảnh dự đoán của các chuyên gia về những ảnh hưởng trong các tháng, năm tiếp theo của đại dịch Coronavirus. Từ năm 2021 trở đi.
Ai nên đọc thông tin này
- Nhà hoạch định chính sách.
- Doanh nghiệp.
- Ngành y tế.
- Và tất cả những ai quan tâm tới cách đối phó với những điều có thể xảy đến.
Tính tới tháng 6 năm 2021 (năm sau). Thế giới đã ở trong đại dịch 1,5 năm. Virus Corana tiếp tục lan rộng nhưng chậm hơn, âm ỉ hơn; lệnh đóng cửa gián đoạn là tình trạng bình thường mới. Một loại vắc xin có hiệu lực bảo vệ trong vòng 6 tháng được thông qua, tuy nhiên, nó có thể được phân phát với tốc độ chậm. Có khoảng 250 triệu người trên thế giới mắc Covid-19 và 1,75 triệu người chết.
Những kịch bản như thế này có thể là một tưởng tượng về việc COVID-19 sẽ ra sao. Trên khắp thế giới, các nhà dịch tễ học đang xây dựng các dự báo ngắn hạn và dài hạn để có thể chuẩn bị đối phó làm giảm sự lây lan và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Mặc dù các dự báo và khung thời gian của họ có khác nhau, nhưng, cơ bản các nhà hoạch định mô hình đều thống nhất với nhau ở 2 điểm:
- Dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục tồn tại.
- Tương lai dịch bệnh COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố chưa biết, bao gồm việc khả năng con người có thể phát triển miễn dịch chống lại virus hay không, yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng tới sự lây lan của virus hay không, và quan trọng nhất là các lựa chọn của những Chính phủ và cá nhân.
“Nhiều khu vực đang đóng cửa và nhiều khu uvwjc không đóng cửa. Chúng ta chưa thực sự biết điều gì có thể xảy đến,” Rosalind Eggo, một nhà chuyên gia xây dựng mô hình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa vệ sinh và nhiệt đới Luân Đôn, Vương quốc Anh (LSHTM) cho biết.
“Tương lai sẽ rất phụ thuộc vào mức độ trộn lẫn xã hội và biện pháp phòng tránh mà chúng ta thực hiện,” Joseph Wu, một nhà hoạch định mô hình bệnh tật tại Đại học Hồng Kong nói. Các mô hình và băng chứng gần đây từ các đợt đóng cửa đã gợi ý rằng những thay đổi trong hành vi có thể giúp làm giảm nguy cơ lây lan của COVID-19 nếu hầu hết, không nhất thiết là tất cả, mọi người tuân thủ.
Khán giả xem phim tại Hàng Châu, Trung Quốc, theo sau tình trạng bình thường mới về khoảng cách và đeo khẩu trang.
Cuối tháng 7, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận đã vượt con số 15 triệu trên toàn cầu, với khoảng 650,000 ca tử vong. Lệnh đóng cửa đang dần được gỡ bỏ ở nhiều nước trên thế giới, khiến cho nhiều người cho rằng, đại dịch đang dần kết thúc, Yonatan Grad, một nhà Dịch tễ học tại Harvard T.H.Chan Trường sức khỏe cộng đồng ở Boston, Masachusetts. “Nhưng điều đó không đúng. Dịch bệnh sẽ còn ở lại với chúng ta lâu dài”
Nếu miễn dịch với virus hết sau ít hơn 1 năm, ví dụ vậy, tương tự như các loại coronavirus trên người khác trong chu kỳ, điều đó có nghĩa là mỗi năm sẽ có những đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tới 2025 và có thể sau đó nữa. Trong bài viết này, tạp chí Nature khám phá những điều mà khoa học cho rằng sẽ xảy ra trong những tháng và những năm tiếp theo.
Điều gì xảy ra trong tương lai gần ?
Đại dịch COVID-19 không diễn ra như nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới. Những quốc gia như Trung Quốc, New Zealand và Rwanda có tỷ lệ mắc thấp sau khi đóng cửa trong những khoảng thời gian khác nhau và đang gỡ bỏ dần những hạn chế trong khi theo dõi các đợt bùng phát. Ở các nơi khác, như ở Hoa Kỳ và Brazil, các ca mắc tăng nhanh chóng sau khi chính phủ nhanh chóng gỡ bỏ lệnh phong tỏa hoặc chưa bao giờ kích hoạt lệnh đóng cửa trên toàn quốc.
Nhóm thứ hai khiến cho các nhà hoạch định mô hình cảm thấy lo lắng. Ở Nam Phi, nơi đứng thứ 5 thế giới về tổng số mắc COVID-19, một nhóm các nhà hoạch định mô hình ước tính đất nước này có thể đạt đỉnh dịch vào tháng 8 hoặc tháng 9, với khoảng 1 triệu ca mắc mới và tích lũy khoảng 13 triệu ca mắc cho tới tháng 11 năm 2020. Về nguồn lực bệnh viện, “chúng ta đã quá ngưỡng chăm sóc của một số khu vực, và tôi nghĩ rằng kịch bản tốt nhất cho chúng ta không phải một kịch bản tốt”, Juliet Pulliam, giám đốc Trung tâm mô hình và phân tích dịch tễ học Nam Phi tại Đại học Stellenbosch.
Tuy nhiên, có những tin tức tốt lành khi tình trạng phong tỏa dỡ bỏ. Bằng chứng sớm gợi ý rằng những thay đổi trong hành vi cá nhân, ví dụ như rửa tay, đeo khẩu trang, tiếp tục được duy trì ngay cả sau khi tình trạng đóng cửa nghiêm ngặt được gỡ bỏ, giúp ngăn chặn các làn sóng lây nhiễm. Trong một báo cáo tháng 6 năm 2020, một nhóm tại Trung tâm MRC về Phân tích các bệnh truyền nhiễm toàn cầu tại Đại học Hoàng Gia Luân Đôn thấy rằng trong số 53 quốc gia bắt đầu mở cửa, không thấy các đợt bùng phát bệnh dịch lớn như đã dự đoán bởi các dữ liệu trước đó. “Có vẻ như chúng ta đã đánh giá thấp hơn khả năng thay đổi hành vi rửa tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Không có điều gì giống như đã từng xảy ra trước đây,” Samir Bhatt, một chuyên gia dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm, Đại học Hoàng Gia Luân Đông và một đồng tác giả của nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu về điểm nóng của virus đang nghiên cứu chi tiết hơn xem những hành vi này có ích như thế nào. Tại Đại học Anhembi Morumbi ở Sao Paulo, Brazil, Nhà y sinh học tính toán Osmar Pinto Neto và các đồng nghiệp chạy hơn 250,000 mô hình toán học về chiến lược giữ khoảng cách xã hội được mô tả như duy trì liên tục, ngắt quãng hoặc “giảm dần” – với những hạn chế giảm theo từng gia đoạn – bên cạnh những can thiệp hành vi như đeo khẩu trang và rửa tay.
Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng nếu 50-65% mọi người cảnh giác trong cộng đồng, các biện pháp về cách ly xã hội giảm dần mỗi 80 ngày có thể giúp ngăn chặn các đợt đỉnh dịch trong 2 năm tiếp theo. “Chúng ta sẽ cần phải thay đổi văn hóa tương tác giữa người với người,”, Neto nói. Nói chung, tin tốt lành là ngay cả khi không có biện pháp xét nghiệm hoặc vắc xin, điều chỉnh hành vi có thể giúp tạo ra khác biệt đáng kể về khả năng lây nhiễm của bệnh dịch, ông nói.
Một nhà xây dựng mô hình bệnh truyền nhiễm khác là Jorge Velasco-Hernandez tại Đại học tự động hóa quốc gia Mexico ở Juriquilla và các cộng sự cũng kiểm tra so sánh giữa các biện pháp bảo vệ cá nhân và biện pháp phong tỏa. Họ thấy rằng, nếu 70% dân số Mexico cam kết các biện pháp bảo vệ cá nhân như rửa tay và đeo khẩu trang theo sau việc đóng cửa tự nguyện mà bắt đầu vào cuối tháng 3 năm 2020, thì đợt dịch của đất nước có thể giảm sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng tháng. Tuy nhiên, chính phủ gỡ bỏ biện pháp phong tỏa vào ngày 1 tháng 6 thay vì nới lỏng dần, các ca tử vong hàng tuần do COVID-19 đã không thay đổi. Nhóm của Velasco-Hernandez nghĩ rằng hai kỳ nghỉ công cộng đóng vai trò như hai sự kiện siêu lây nhiễm, là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc tăng cao ngay trước khi chính phủ gỡ bỏ lệnh hạn chế.
Giãn cách xã hội có thể sẽ cần được ban hành gián đoạn trong nhiều năm để ngăn chặn đỉnh dịch COVID-19
Ở các khu vực COVID-19 dường như đang giảm, các nhà nghiên cứu nói rằng phương án tốt nhất là giám sát cẩn thận bằng cách xét nghiệm và cách ly các ca nhiễm, theo dõi tiếp xúc của các ca nhiễm đó. Đây là cách làm ở Hồng Kông, “Chúng tôi thử nghiệm, theo dõi và điều chỉnh một cách từ từ”. Ông Wu cũng hi vọng rằng chiến lược này sẽ giúp ngăn chặn các đợt bùng dịch lớn, trừ khi các phương tiện bay mang tới số lượng đáng kể các ca nhiễm được nhập khẩu từ bên ngoài vào.
Nhưng chính xác là bao nhiêu tiếp xúc cần theo dõi và cách ly để ngăn dịch bùng phát hiệu quả? Một phân tích bởi nhóm làm việc COVID-19 ở Trung tâm mô hình toán học bệnh truyền nhiễm tại LSHTM mô phỏng các đợt dịch mới bùng phát ở mức lây lan khác nhau, bắt đầu từ 5, 20 hoặc 40 ca khởi đầu. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng theo dõi tiếp xúc phải rất nhanh chóng và sâu rộng – theo dõi tới 80% tiếp xúc trong một vài ngày – đẻ có thể kiểm soát được đợt dịch. Nhóm nghiên cứu hiện tại đang đánh giá hiệu quả của việc theo dõi tiếp xúc bằng kỹ thuật số và bao lâu là khả thi để cách ly những người phơi nhiễm, đồng tác giả Eggo cho biết. “Tìm kiếm sự cân bằng giữa chiến lược thực tế mà mọi người có thể tuân thủ và những chiến lược để kiểm soát dịch bệnh, thực sự rất quan trọng.”
Theo dõi 80% lượng tiếp xúc là điều gần như không khả thi trong các khu vực đang phải vật lộn với hàng nghìn ca mắc mới mỗi tuần – và tồi tệ hơn, số lượng ca mắc cao nhất theo báo cáo có vẻ như cũng thấp hơn so với thực tế. Một ấn bản tháng 6 trước khi in từ nhóm của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge phân tích dữ liệu xét nghiệm COVID-19 từ 84 quốc gia gợi ý rằng số ca nhiễm thực tế cao hơn 12 lần và số ca tử vong cao hơn 50% so với các số liệu báo cáo chính thức. “Có rất nhiều ca bệnh thực tế ngoài kia nhiều hơn số liệu đã chỉ ra. Hậu quả là, nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ,” John Sterman, đồng tác giả của nghiên cứu và là Giám đốc của MIT System Dynamics Group.
Tới giờ, các nỗ lực giảm thiểu, như giãn cách xã hội, miễn là còn có thể thì cần tiếp tục thực hiện để ngăn chặn đợt bùng phát dịch lớn lần thứ hai, theo Bhatt. “Cho tới những tháng mùa đông, mọi điều có thể trở nên nguy hiểm hơn trở lại.”
Điều gì sẽ xảy ra khi mùa lạnh tới ?
Cho tới giờ thì chúng ta đã thấy rõ ràng rằng mùa Hè không đồng nghĩa với việc có thể ngăn chặn virus, nhưng thời tiết ấm có thể khiến cho virus dễ dàng ngăn chặn trong khu vực ôn đới. Những khu vực lạnh hơn vào nửa cuối năm 2020, các chuyên gia nghĩ rằng có thể sẽ bị gia tăng mức độ lây nhiễm bệnh.
Có nhiều loại virus hô hấp trên người – Cúm, các loại Coronavirus gây bệnh trên người và virus hợp bào hô hấp (RSV) – tuân theo những biến động theo mùa, dễ bùng phát vào mùa đông, do đó virus SARS-CoV-2 có thể sẽ bùng phát theo. “Tôi nghĩ rằng tỷ lệ mắc SARS-CoV-2 và hậu quả của bệnh sẽ trầm trọng hơn vào mùa đông,” Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch sinh học tại Đại học Y khoa Yale ở New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, cho biết. Các bằng chứng gợi ý rằng không khí khô của mùa Đông giúp tăng độ ổn định và khả năng lây nhiễm của các virus hô hấp, và miễn dịch hô hấp lại bị suy giảm bởi không khí khô, bà bổ sung.
Thêm vào đó, không khí lạnh hơn khiến cho mọi người có xu hướng ở trong nhà, nơi mà virus dễ dàng lây nhiễm qua các giọt bắn hơn, Richard Neher, một nhà sinh học tính toán tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho biết. Các mô phỏng của nhóm Neher cho thấy sự thay đổi mùa có ảnh hưởng tới khả năng phát tán của virus và có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh ở các quốc gia Bắc bán cầu (Trong đó có Việt Nam) vào mùa đông này trở nên khó khăn hơn.
Trong tương lai, các đợt dịch SARS-CoV-2 có thể trở lại theo những đợt trong mùa đông. Nguy cơ đối với những người đã mắc COVID-19 có thể sẽ giảm đi, giống như là với Cúm, tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tốc độ tồn tại miễn dịch với Coronavirus trong cơ thể, Neher cho hay. Hơn nữa, sự kết hợp giữa COVID-19 với Cúm và Virus hợp bào hô hấp trong mùa Thu, Đông có thể là một thách thức mới, Velasco-Hernandez, người đang thiết lập mô hình tương tác giữa các loại virus với nhau cho biết.
Cho tới giờ vẫn chưa biết được rằng nhiễm virus với các loại Coronavirus khác có giúp cho người bệnh có bất kỳ khả năng bảo vệ nào trước SARS-CoV-2 hay không. Theo 1 nghiên cứu nuôi cấy tế bào có liên quan tới virus SARS-CoV-2 và gần giống với virus SARS-CoV, các kháng thể từ một Coronavirus có thể bám được lên các loại Coronavirus khác, nhưng không có khả năng bất hoạt hoặc trung hòa virus.
Để kết thúc đại dịch, virus SARS-CoV-2 phải bị loại bỏ hoàn toàn trên thế giới – điều mà hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng gần như không thể vì mức độ lây lan rộng rãi của nó – hoặc một cách khác là cơ thể con người phải được trang bị miễn dịch chống lại virus hay một loại vắc xin. Ước tính phải có 55-80% dân số phải được miễn dịch để có thể chấm dứt được dịch bệnh này, phụ thuộc vào từng quốc gia.
Thật không may là, các khảo sát bước đầu gợi ý rằng sẽ còn cả một chặng đường dài để đi với dịch bệnh COVID-19. Các ước tính từ các xét nghiệm kháng thể – xét nghiệm giúp phát hiện xem người đó có bị phơi nhiễm với virus và tạo thành kháng thể chống virus hay chưa – chỉ ra rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ những người bị mắc, và mô hình bệnh tật được thiết kế dựa trên số liệu này. Một nghiên cứu trên 11 quốc gia Châu Âu đã tính toán tỷ lệ mắc từ 3-4% cho tới 4 tháng 5 năm 2020. Ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 150,000 ca tử vong vì COVID-19, một khảo sát trên hàng nghìn mẫu huyết thanh, phối hợp cùng CDC Hoa Kỳ, đã thấy rằng kháng thể cho trong từ 1-6,9% mẫu, tùy theo từng khu vực lấy mẫu.
Điều gì sẽ xảy đến vào năm 2021 và sau đó ?
Tình hình đại dịch COVID-19 trong năm sau sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện của một loại vắc xin, và thời gian mà miễn dịch cơ thể chống virus SARS-CoV-2 còn tồn tại sau khi được tiêm vắc xin hoặc sau khi phục hồi khi bị bệnh. Nhiều loại vắc xin cho các bệnh khác có khả năng bảo vệ tới hàng thập kỷ – chẳng hạn như vắc xin sởi hay bại liệt – trong khi có những loại vắc xin như ho gà và cúm, nhanh chóng hết hiệu lực bảo vệ. Tương tự vậy, một vài loại miễn dịch do virus có thể tồn tại lâu dài, một vài loại khác chỉ thoáng qua. “Tổng ca mắc SARS-CoV-2 tới 2025 sẽ phụ thuộc mật thiết vào thời gian tồn tại kháng thể này,” Grad, nhà nghiên cứu dịch tễ học Harvard và các cộng sự viết trên 1 nghiên cứu tháng 5 năm 2020.
Các nhà nghiên cứu cho tới nay biết rất ít về thời gian tồn tại của miễn dịch chống SARS-CoV-2. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục thấy rằng kháng thể trung hòa virus duy trì 40 ngày kể từ khi bắt đầu nhiễm; một vài nghiên cứu khác gợi ý rằng nồng độ kháng thể giảm sau một vài tuần hoặc tháng. Nếu COVID-19 có đặc điểm giống như SARS, kháng thể có thể duy trì nồng độ cao duy trì tới 5 tháng, và sau đó giảm dần 2-3 năm. Tuy nhiên, việc sản sinh kháng thể không phải là cách thức duy nhất bảo vệ bằng miễn dịch; tế bào nhớ B và T cũng có tác dụng chống lại virus trong tương lai, và ít được biết về vai trò hơn trong nhiễm SARS-CoV-2 cho tới nay. Để có câu trả lời rõ ràng hơn về miễn dịch, các nhà nghiên cứu cần phải theo dõi một số lượng lớn người trong một thời gian dài, theo Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm chính sách và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Đại học Minnesota, Minneapolis. “Chúng ta vẫn phải chờ đợi”
Nếu tình trạng nhiễm bệnh tiếp tục tăng nhanh mà không có vắc xin hoặc không có khả năng miễn dịch kéo dài, , “chúng ta sẽ thấy những đợt lây nhiễm lớn, đều đặn của virus”, Grad cho hay. Trong tình huống đó, virus có thể trở thành đặc hữu, Pulliam cho hay. “Điều đó thực sự rất đau đớn.” Và sẽ không thể tưởng tượng được: sốt xuất huyết, một loại bệnh có thể phòng và điều trị được mà còn giết chết tới 400,000 người mỗi năm. “Kịch bản xấu nhất này đang xảy ra ở nhiều quốc gia với những bệnh có thể phòng ngừa, cướp đi rất nhiều sinh mạng mỗi năm,” Bhatt nói.
Nếu virus SARS-CoV-2 tạo ra miễn dịch ngắn hạn – tương tự với hai loại Coronavirus khác trên người, OC43 và HKU1, miễn dịch hết sau 40 tuần – sau đó người có miễn dịch lại bị nhiễm bệnh trở lại và có thể sẽ có các đợt dịch bùng phát hàng năm, nhóm nghiên cứu Harvard gợi ý. Một báo cáo bổ sung CIDRAP, dựa trên các xu hướng từ 8 tuần sau đại dịch COVID-19 toàn cầu, chỉ ra rằng hoạt động của COVID-19 còn rõ rệt sau 18-24 tháng tới, bất chấp có thể giảm được các đỉnh dịch hoặc giảm được dần dần khả năng lây nhiễm của bệnh. Mặc dù vậy, kịch bản này vẫn chỉ là phán đoán, bởi vì đại dịch này cho tới nay không tuân theo các đặc điểm của đại dịch Cúm, Osterholm nói. “Chúng ta ở trong đại dịch Coronavirus mà chưa từng có tiền lệ.”
Một khả năng khác là miễn dịch với SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài. Trong tình huống đó, kể cả không có vắc xin, sau khi dịch bệnh càn quét qua toàn thế giới, virus sẽ tự biến mất vào năm 2021. Tuy nhiên, nếu miễn dịch chỉ trung bình, tồn tại trong khoảng 2 năm, virus có thể nhìn như thể đã biến mất, tuy nhiên, nó có thể tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2024, nhóm nghiên cứu Harvard nói.
Dự đoán đó, tuy nhiên, không bao gồm khả năng phát triển thành công được loại vắc xin hiệu quả. Thực tế thì có vẻ như sẽ có loại vắc xin trong tương lai, dựa vào số lượng tiền và nỗ lực khổng lồ đổ vào nghiên cứu trong mảng này và thực tế là có một số ứng viên vắc xin đang được thử trên người, Velasco Hernadez cho hay. Tổ chức Y tế thế giới liệt kê 26 loại vắc xin COVID-19 hiện tại đang thử nghiệm trên người, và 12 loại đang ở pha thứ II và 6 loại ở pha III. Kể cả vắc xin không mang lại hiệu quả bảo vệ toàn diện thì nó cũng có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ nhập viện, Wu nói. Dù vậy, sẽ cần nhiều tháng để có thể phân phát được loại vắc xin đó.
COVID-19 sẽ tác động khác nhau tới các khu vực khác nhau. Những khu vực có dân số già có thể số lượng ca mắc nhiều hơn vào các giai đoạn cuối của dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ nhạy cảm của trẻ em và người dưới 20 tuổi với COVID-19 chỉ bằng 1 nửa so với nhóm lớn tuổi hơn.
Có một điều rằng mỗi quốc gia, thành phố và cộng đồng bị đại dịch tràn tới là bình thường. Có nhiều thứ về virus mà chúng ta chưa hề biết tới, cho tới khi chúng ta chưa có đủ dữ liệu tốt hơn thì còn rất nhiều thứ thiếu chắc chắn.
Bài gố: https://www.nature.com/articles/d41586-020-02278-5
Ý kiến của bạn