Hôm trước, tôi đi ăn với một người em, cũng có cộng tác về công việc. Hôm đó, tôi có đề cập tới việc sản phẩm của tôi đợt vừa rồi có bị lỗi và phải thu hồi một lượng không nhỏ. Và rằng bên công ty mới triển khai làm nguyên liệu cũng phải đổ đi một đống nguyên liệu do tự kiểm tra không đạt tiêu chuẩn.
Nghe tới đó em ấy nói với tôi rằng “Ôi, đúng là hàng trong nước… Không thể yên tâm bằng hàng nhập được!”
Nghe tới đó tôi cũng không phản đối nhưng cũng không thể đồng ý với bạn ấy, tôi chỉ nói rằng “Anh cũng đã làm hàng nhập khẩu nhiều rồi, làm sâu tới mức đã cùng với nhà máy, R&D của họ cùng đưa ra ý tưởng để làm sản phẩm, theo dõi quá trình hoàn thiện, thử nghiệm độ ổn định…. Và thường xuyên tương tác về quá trình phát triển sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, anh phải thừa nhận là sản phẩm nhập khẩu cho dù là từ thị trường nào đi chăng nữa: Âu (cả Đông Âu và Tây Âu), Mỹ, Nhật, Hàn… đều có thể gặp trục trặc trong quá trình lưu hành sản phẩm, và tỷ lệ trục trặc trên thực tế không hề thấp như nhiều người vẫn nghĩ! Có đôi khi nhà phân phối đã phải âm thầm rút sản phẩm đó đi, hoàn hàng, hủy hàng trong kho tại Việt Nam mà người tiêu dùng hay đại lý hoàn toàn không hay biết…”
Tất nhiên, câu chuyện công việc chỉ nói tới đó thôi, còn sau đấy là chuyện vân vân và mây mây của hai người bạn, 2 anh em.
Nếu so với tỷ lệ hàng gặp vấn đề trước trong và sau lưu hành thì #PlasmaKare ít gặp vấn đề hơn rất nhiều so với những sản phẩm nhập khẩu trước đây tôi từng triển khai.
KHÔNG CÓ SẢN PHẨM HOÀN HẢO!
Bản thân tôi luôn nghĩ rằng con người hay sản phẩm, thương hiệu đều như nhau cả, là 1. Không có con người nào hoàn hảo và cũng không có sản phẩm nào tuyệt đối. Nếu có thì tại sao các thương hiệu lớn vẫn phải thay đổi Logo, thay đổi nhận diện thương hiệu theo mỗi chu kỳ. Nếu có sản phẩm hoàn hảo sao còn phải ra những sản phẩm mới, sau còn phải có các phiên bản mới. Một sản phẩm bị coi là “hoàn hảo” trong con mắt của người vừa kinh doanh, vừa làm sản phẩm và nghiên cứu như cá nhân tôi coi đó là “sản phẩm tối cổ”, chỉ nên để trưng bày và mang tính biểu tượng, không nên để sử dụng lâu dài!
Vì sao?
Vì bản thân sản phẩm được tạo ra từ con người xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Người làm sản phẩm không hoàn hảo, nhu cầu thay đổi, nhu cầu tăng lên, trong khi áp lực chi phí phải giảm xuống. Bạn nghĩ sao nếu 1 sản phẩm bạn làm ra phải tốt hơn trong khi giá phải giảm? Có làm được điều đó không nếu không tác động gì vào chính sản phẩm mình đã tạo ra???
Chắc chắn là có rồi!
Vậy nên không có sản phẩm ở trạng thái Hoàn Hảo, chỉ có con người hài lòng với trạng thái được cho là hoàn hảo của sản phẩm ở thời điểm nhất định!
KHÁC BIỆT NẰM Ở SỰ CẢI TIẾN
Với sản phẩm nhập khẩu, tôi từng gặp vấn đề rất đau khổ. Sản phẩm có lỗi, tất nhiên không lỗi tới mức gây nguy hại hay lỗi tới mức tác dụng bị giảm đi rõ rệt. Nhưng lỗi về Bao bì, Lỗi về in ấn, Lỗi về ổn định khi chuyển từ môi trường khí hậu châu Âu, Nhật Bản… sang Việt Nam… thì khá phổ biến. Đôi khi lỗi đó chấp nhận được, đôi khi khó chấp nhận. Nhưng đa số người kinh doanh nhập khẩu đã phải chi trả 100% cho số hàng hóa đó và việc trả lại hàng mà không có vấn đề “thực sự lớn” nằm trong thỏa thuận mua bán là điều vô cùng khó khăn. Và kết quả là chủ doanh nghiệp bị buộc phải bán bằng được những sản phẩm nhập khẩu đó….
Rồi khi yêu cầu phải khắc phục các vấn đề đó thì sao? Các lỗi nhỏ thì 3-6 tháng. Các lỗi lớn thì 6 – 12 tháng tùy thuộc mức độ ảnh hưởng của nhà phân phối tại Việt Nam và tùy thuộc vào mức độ khó của vấn đề. Tôi thấy đó là 1 khoảng thời gian dài kinh khủng với công ty tại VN nhất là khi hoạt động kinh doanh không thể dừng lại ngày nào, khách hàng không thể chờ đợi hàng tháng… vì họ luôn có những giải pháp thay thế, có thể không tốt bằng nhưng hoàn toàn thỏa đáng.
Với sản phẩm hoàn thiện tại Việt Nam như #PlasmaKare, chúng tôi có khả năng xử lý vấn đề ở quy mô từ labo tới nhà máy tiến hành nhanh chóng. Những yêu cầu điều chỉnh khi phát hiện vấn đề diễn ra chỉ theo đơn vị ngày, tuần. Các vấn đề của khách hàng phản hồi khi sử dụng sản phẩm được xử lý phút mốt và đó là điều đáng để khen ngợi cho 1 thương hiệu, dù rằng không phải thương hiệu nổi tiếng.
CHÚNG TÔI CẢI TIẾN GÌ?
Nâng cao trải nghiệm tích cực của người dùng với sản phẩm: HIỆU QUẢ, THẨM MỸ, TÍNH TIỆN DỤNG.
Cộng đồng, Khách hàng là trọng tâm. Tất cả sự cải tiến của sản phẩm, trọng tâm phát triển chính sách bán hàng, marketing, nghiên cứu… đều xoay quanh việc trả lời câu hỏi “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỐT NHẤT CHO NGƯỜI DÙNG?”
Nguyên tắc duy nhất không thay đổi trong suốt thời gian xây dựng công ty từ khi đặt viên gạch đầu tiên là như vậy và tới giờ vẫn như vậy.
CHẤT LƯỢNG TĂNG LÊN – GIÁ BÁN GIẢM XUỐNG
Đây là câu hỏi mà nhiều người hỏi có làm được không? Trước đây tôi nhớ có đọc đâu đó về điều này từ Steve Jobs, CEO của Apple, người ta nói là làm được, mặc dù không đọc kỹ phần giải thích tại sao làm được nhưng khi trực tiếp điều hành công ty, trực tiếp phát triển sản phẩm và xây dựng chính sách kinh doanh tôi phát hiện ra nếu thực sự muốn, công ty sẽ làm được, chắc chắn 100% làm được.
Bằng cách nào?
Tôi làm được điều đó bằng cách cải tiến sản phẩm theo từng lô sản xuất và không tăng giá bán sản phẩm trong khi chi phí đầu vào gia tăng, lạm phát tăng cao khiến giá trị đồng tiền giảm xuống. Lấy ví dụ đơn giản thế này nhé.
Mỗi Tuýp #Gel_PlasmaKare_No5 trước đây là 150,000/tuýp. Lô mới sản xuất, cải tiến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, trải nghiệm khiến chi phí giá thành tăng lên. Lạm phát giả định chạm 6-10%, điều đó có nghĩa là nếu Tuýp Gel PlasmaKare No5 chỉ cần giữ nguyên giá bán tới người tiêu dùng thì thực tế có thể coi như “giá thực bán” đã giảm 6-10%. Với 1 người tiêu dùng, con số này là không đáng kể nhưng với 10,000 người tiêu dùng, thì con số này là đáng kể, rất lớn, đặc biệt là với những doanh nghiệp non trẻ!
GEL PLASMAKARE NO5 CẢI TIẾN MỚI!
Những điểm cải tiến của Gel PlasmsaKare No5 khiến #PlasmaKarer cân nhắc trữ ngay ít nhất 1 tuýp trong nhà ngay cả khi tuýp cũ vẫn còn.
- Cải thiện tính thấm: lô cũ tính thấm đã tốt và được nhiều bạn rành mỹ phẩm đánh giá là tốt tương đương hàng ngoại, nhưng lô mới này cải thiện còn tốt hơn.
- Hiệu quả hơn trên đối tượng bệnh da mạn như vảy nến, á sừng, viêm nang lông, dày sừng nang lông…
- Đậm đặc hơn: một số người dùng phản ánh Gel trước đây bị loãng, ảnh hưởng tới trải nghiệm, khi bóp ra bị ra quá nhiều mất kiểm soát gây lãng phí… Gel No5 cải tiến để không còn hiện tượng trên, đậm đặc hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
- Xử lý triệt để vấn đề màu sắc: lô cũ một số người dùng cho rằng vấn đề màu sắc do sản phẩm có chứa chiết xuất thảo dược, TSN có màu sắc đậm. Trong quá trình xử lý màu sắc của Súc họng miệng PlasmaKare thì Gel PlasmaKare No5 cũng được xử lý luôn vấn đề này.
Sản phẩm gel PlasmaKare No5 lô cũ
Gel PlasmaKare No5 cải tiến – tháng 11 năm 2021
Bất chấp vấn đề kinh doanh đòi hỏi sự tối ưu như cắt giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận… Mỗi doanh nghiệp có cách tối ưu riêng, nhưng tại Innocare và PlasmaKare, cách tối ưu duy nhất là nâng cao trải nghiệm người dùng, chất lượng sản phẩm.
Một số đối tác, người tiêu dùng còn e ngại vấn đề giữa hàng nội địa và sản phẩm nhập khẩu. Điều đó là hợp lý với nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chuyên môn của PlasmaKare, điều đó sẽ dần được thay đổi. Và sẽ không bao giờ phải hạ thấp chính mình chỉ vì mình là thương hiệu Made in Vietnam.
Thật may mắn vì PlasmaKare được đón nhận và có những người ủng hộ nhiệt thành!
Trân trọng cảm ơn và kính thông báo về sự cải tiến trên tới cộng đồng #PlasmaKarer!
Tham khảo chi tiết: https://plasmakare.vn
Ý kiến của bạn