DS Nghĩa Archives - Nghĩa NB Blog cá nhân của Nghĩa NB Sun, 23 Jul 2023 09:11:24 +0000 vi hourly 1 Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/ https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/#respond Thu, 27 Jul 2023 09:06:31 +0000 https://nghianb.org/?p=481 Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai. Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A Nhóm thuốc Dexamethason: GlucocorticoidXem thêm

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai.

Dexamethasone

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A

Nhóm thuốc Dexamethason: Glucocorticoid

Tên hoạt chất Dexamethason: Dexamethason

Biệt dược chứa Dexamethason: Dexa, Dexamethasone, Dexthason, Maxidex, Codudexon, Dectancyl

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dexamethason

Chống viêm, dị ứng, chống miễn dịch

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kì hạn (giữa tuần 24 và 34) để thúc đẩy quá trình trưởng thành của thai (phổi, mạch máu não)

Các điều trị khác: hen cấp, dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, phối hợp điều trị phù não, ngăn nôn và buồn nôn do hóa trị liệu

Sử dụng thuốc Dexamethason điều trị dị ứng

Chống chỉ định: Quá mẫn dexamethasone. Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được.

Liều và cách dùng Dexamethason

Liều ban đầu 0.75 – 9mg/ngày tùy mức độ bệnh nặng – nhẹ.

Chuyển hóa Dexamethason

Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thả trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Dexamethason có qua được nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Độc tính Dexamethason

Nhiều bằng chứng trên động vật cho thấy sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch ở, tuy nhiên chưa đầy đủ bằng chứng về dị tật này trên người. Một số bằng chứng khác cho thấy liều cao glucocorticoid có thể dẫn tới tăng nguy cơ chậm phát triển thai, thai sinh non cũng như hạ đường huyết, hạ huyết áp và rối loạn điện giải tạm thời ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc độ dài đợt dùng thuốc. Thuốc cũng có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi, ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu dùng kéo dài. Dùng liều cao glucocorticoid trong tuần thai 8 đến 11 có thể dẫn tới tật sứt hàm ếch ở trẻ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng nhưng một số cho thấy nguy cơ với trẻ bú mẹ sử dụng dexamethason.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ có thai

Điều trị dị ứng, chống viêm hoặc chống miễn dịch ưu tiên lựa chọn prednisone và prednisolone hơn do hai thuốc ít qua hàng rào nhau thai hơn. Dexamethason chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Tốt nhất nếu phải sử dụng, nên sử dụng liều thấp (tính theo prednisolone là 10-15 mg/ngày) để tối thiểu nguy cơ.

Dùng trước khi đẻ non có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ cho con bú

Do thiếu thông tin về việc sử dụng dexamethasone trong thời kỳ cho con bú nên ưu tiên sử dụng thuốc khác, đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc sơ sinh. Lựa chọn ưu tiên hơn để điều trị toàn thân đó là: prednisolone, prednisone, methylprenisolon. Tốt nhất sau khi uống khoảng 3- 4h mới nên dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu. Teo da, ban đỏ. Hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận.

Chú ý: Thận trọng khi sử dụng trên loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tim, suy thận, lao, loạn tâm thần.

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/feed/ 0 481
Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/ https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/#respond Thu, 29 Jun 2023 05:06:20 +0000 https://nghianb.org/?p=458 Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào cácXem thêm

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào các website của bộ y tế Úc, Hoa Kỳ… Sau đây, DS. Nghĩa sẽ hướng dẫn nhận biết các mức độ an toàn của thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

thuoc-an-toan-phu-nu-co-thai-cho-con-bu

  • Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
  • Phân loại mức độ an toàn C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.
  • Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

A (FDA) – Thuốc đã dùng rộng rãi cho phụ nữ có thai, được chứng minh không gây hại, dị tật

A (Úc) – Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không. quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nguyên tắc chung khi kê đơn thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú nói riêng và cho bệnh nhân nói chung đó là dựa trên Lợi ích / Nguy cơ mà quyết định. Chính vì vậy, không phải khi nào bạn thấy thuốc nhóm an toàn cũng được bác sỹ tư vấn và ngược lại, không phải khi nào các thuốc nhóm ở giữa cùng cần phải loại bỏ khỏi đơn thuốc hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thăm khám trực tiếp của thầy thuốc.

Đối với các thuốc khi mua về mà chưa được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia thì việc đưa ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho mẹ và bé sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của từng bệnh nhân.

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/feed/ 0 458