Thuốc cho PNCT và CCB Archives - Nghĩa NB Blog cá nhân của Nghĩa NB Sun, 23 Jul 2023 09:11:24 +0000 vi hourly 1 Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/ https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/#respond Thu, 27 Jul 2023 09:06:31 +0000 https://nghianb.org/?p=481 Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai. Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A Nhóm thuốc Dexamethason: GlucocorticoidXem thêm

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai.

Dexamethasone

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A

Nhóm thuốc Dexamethason: Glucocorticoid

Tên hoạt chất Dexamethason: Dexamethason

Biệt dược chứa Dexamethason: Dexa, Dexamethasone, Dexthason, Maxidex, Codudexon, Dectancyl

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dexamethason

Chống viêm, dị ứng, chống miễn dịch

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kì hạn (giữa tuần 24 và 34) để thúc đẩy quá trình trưởng thành của thai (phổi, mạch máu não)

Các điều trị khác: hen cấp, dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, phối hợp điều trị phù não, ngăn nôn và buồn nôn do hóa trị liệu

Sử dụng thuốc Dexamethason điều trị dị ứng

Chống chỉ định: Quá mẫn dexamethasone. Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được.

Liều và cách dùng Dexamethason

Liều ban đầu 0.75 – 9mg/ngày tùy mức độ bệnh nặng – nhẹ.

Chuyển hóa Dexamethason

Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thả trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Dexamethason có qua được nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Độc tính Dexamethason

Nhiều bằng chứng trên động vật cho thấy sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch ở, tuy nhiên chưa đầy đủ bằng chứng về dị tật này trên người. Một số bằng chứng khác cho thấy liều cao glucocorticoid có thể dẫn tới tăng nguy cơ chậm phát triển thai, thai sinh non cũng như hạ đường huyết, hạ huyết áp và rối loạn điện giải tạm thời ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc độ dài đợt dùng thuốc. Thuốc cũng có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi, ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu dùng kéo dài. Dùng liều cao glucocorticoid trong tuần thai 8 đến 11 có thể dẫn tới tật sứt hàm ếch ở trẻ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng nhưng một số cho thấy nguy cơ với trẻ bú mẹ sử dụng dexamethason.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ có thai

Điều trị dị ứng, chống viêm hoặc chống miễn dịch ưu tiên lựa chọn prednisone và prednisolone hơn do hai thuốc ít qua hàng rào nhau thai hơn. Dexamethason chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Tốt nhất nếu phải sử dụng, nên sử dụng liều thấp (tính theo prednisolone là 10-15 mg/ngày) để tối thiểu nguy cơ.

Dùng trước khi đẻ non có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ cho con bú

Do thiếu thông tin về việc sử dụng dexamethasone trong thời kỳ cho con bú nên ưu tiên sử dụng thuốc khác, đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc sơ sinh. Lựa chọn ưu tiên hơn để điều trị toàn thân đó là: prednisolone, prednisone, methylprenisolon. Tốt nhất sau khi uống khoảng 3- 4h mới nên dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu. Teo da, ban đỏ. Hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận.

Chú ý: Thận trọng khi sử dụng trên loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tim, suy thận, lao, loạn tâm thần.

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/feed/ 0 481
Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/ https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/#respond Tue, 25 Jul 2023 08:59:11 +0000 https://nghianb.org/?p=477 Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu. Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt,Xem thêm

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu.

Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C

Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

Tên hoạt chất thuốc Aspirin: Aspirin (Acid acetylsalicylic)

Biệt dược chứa Aspirin: Aspegic, Aspirin, Opeaspirin, Aspilets EC, Aspifar, Ascard-75

Chỉ định thuốc Aspirin

Giảm đau nhẹ và vừa, giảm sốt, tuy nhiên do tỉ lệ cao tác dụng phụ trên tiêu hóa nên hay được thay thế bằng paracetamol.

Điều trị viêm cấp, mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp

Do tác dụng chống kết tập tiểu cầu, liều thấp sử dụng trong nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, dự phòng biến chứng tim mạch và mạch máu não như đột quỵ

Chống chỉ định thuốc Aspirin

Hen và tiền sử hen, viêm mũi hoặc mày đay do nguy cơ dị ứng aspirin. Loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy tim vừa và nặng, suy gan, xơ gan, suy thận. Bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.

Liều và cách dùng thuốc Aspirin

Giảm đau, hạ sốt: uống 300 – 900 mg, mỗi 4-6h, tối đa 4 g/ngày

Chống viêm: có thể 4 – 8 g/ngày trong viêm cấp

Ức chế kết tập tiểu cầu: 75 – 150 mg/ngày trong dự phòng dài hạn, có thể dùng liều khởi đầu 150 – 300 mg/ngày trong đợt cấp

Chuyển hóa:

Aspirin chuyển hóa chủ yếu qua gan và bài tiết qua thận ở cả dạng tự do và liên hợp.

Lượng nhỏ aspirin bài tiết vào sửa mẹ, với tỉ lệ thuốc trong sữa/huyết tương nhỏ hơn 1/10

Độc tính thuốc Aspirin

Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, việc sử dụng Aspirin phải theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc có những độc tính nguy cơ cao cho 2 đối tượng này.

Độc tính thuốc Aspirin Ở phụ nữ có thai

Dữ liệu hiện có trên người chưa cho thấy bằng chứng về tác động nghiêm trọng gây quái thai của aspirin trên thai nhi; tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao có liên quan với các dị tật cấu trúc cơ thể.

Một số bằng chứng khác trên người cho thấy sử dụng aspirin ở thời điểm thụ thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. Sử dụng aspirin liên tục aspirin từ tuần thai 28 trở đi có thể dẫn tới hẹp hoặc đóng sớm ống động mạch; đồng thời gây trì hoãn chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu cho cả mẹ và trở sơ sinh.

Một số bằng chứng cho thấy liều thấp (50-150 mg/ngày) sử dụng ở trước tuần 16 thai kỳ có thể có lợi ích trong ngăn ngừa tăng huyết áp và tiền sản  giật thai nghén, sinh non đồng thời chưa cho thấy nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh.

Độc tính thuốc Aspirin Ở PNCCB:

Tuy aspirin có bài tiết vào sữa mẹ nhưng liều điều trị bình thường rất ít nguy cơ xảy tác tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, một số bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy trẻ bú mẹ có thể có bị nhịp tim nhanh, thở nhanh, toan chuyển hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu và hội chứng Reye.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ có thai

Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm lựa chọn ưu tiên trong mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen còn diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm. Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận) bằng siêu âm.

Liều thấp aspirin sử dụng an toàn khi có chỉ định phù hợp của bác sỹ chuyên khoa.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ cho con bú

Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh trong quá trình cho con bú. Thi thoảng sử dụng aspirin chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.

Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn và nếu dùng liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm tiểu tác động phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều. Với liều cao (> 3g/ngày) thường gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Tác dụng khác cũng thường găp như: mệt mỏi, ban da, mày đay, thiếu máu tan máu, khó thở, sốc phản vệ.

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/feed/ 0 477
Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/ https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/#respond Thu, 29 Jun 2023 05:06:20 +0000 https://nghianb.org/?p=458 Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào cácXem thêm

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào các website của bộ y tế Úc, Hoa Kỳ… Sau đây, DS. Nghĩa sẽ hướng dẫn nhận biết các mức độ an toàn của thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

thuoc-an-toan-phu-nu-co-thai-cho-con-bu

  • Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
  • Phân loại mức độ an toàn C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.
  • Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

A (FDA) – Thuốc đã dùng rộng rãi cho phụ nữ có thai, được chứng minh không gây hại, dị tật

A (Úc) – Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không. quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nguyên tắc chung khi kê đơn thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú nói riêng và cho bệnh nhân nói chung đó là dựa trên Lợi ích / Nguy cơ mà quyết định. Chính vì vậy, không phải khi nào bạn thấy thuốc nhóm an toàn cũng được bác sỹ tư vấn và ngược lại, không phải khi nào các thuốc nhóm ở giữa cùng cần phải loại bỏ khỏi đơn thuốc hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thăm khám trực tiếp của thầy thuốc.

Đối với các thuốc khi mua về mà chưa được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia thì việc đưa ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho mẹ và bé sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của từng bệnh nhân.

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/feed/ 0 458