Y học Archives - Nghĩa NB Blog cá nhân của Nghĩa NB Thu, 17 Aug 2023 07:16:17 +0000 vi hourly 1 Hướng dẫn sử dụng dịch chiết lá đu đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết https://nghianb.org/huong-dan-su-dung-dich-chiet-la-du-du-cho-benh-nhan-sot-xuat-huyet-520/ https://nghianb.org/huong-dan-su-dung-dich-chiet-la-du-du-cho-benh-nhan-sot-xuat-huyet-520/#respond Wed, 16 Aug 2023 07:23:21 +0000 https://nghianb.org/?p=520 Đây là nội dung bài hướng dẫn của một người cô là Tiến sĩ Dược, chuyên gia về chiết xuất dược liệu tu nghiệp tại Hungary từ thế hệ dược sỹ đời đầu, chia sẻ lại cho tôi khi tôi đang điều trị đợt sốt xuất huyết vừa qua. Bản thân tôi cũng may mắnXem thêm

Bài viết Hướng dẫn sử dụng dịch chiết lá đu đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Đây là nội dung bài hướng dẫn của một người cô là Tiến sĩ Dược, chuyên gia về chiết xuất dược liệu tu nghiệp tại Hungary từ thế hệ dược sỹ đời đầu, chia sẻ lại cho tôi khi tôi đang điều trị đợt sốt xuất huyết vừa qua. Bản thân tôi cũng may mắn là một người “thẩm thuốc” rất tốt từ nhỏ, một phần do lắm bệnh tật đã dùng nhiều loại thuốc, một phần do năng lực cảm thụ từ nhỏ đã phát triển trong quá trình tọa thiền hơn 20 năm trước. Tôi khẳng định với trải nghiệm cá nhân và tham khảo thêm các tài liệu y văn trên thế giới, nhất là tại Ấn Độ thì dịch chiết lá đu đủ rất hiệu quả trong việc phục hồi thể trạng, giảm nguy cơ tụt tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Rất nên dùng và phổ biến tới mọi người.

dich-chiet-la-du-du-sot-xuat-huyet

Đợt sốt xuất huyết vừa rồi

Đợt vừa rồi dù bị sốt xuất huyết khá nặng, lúc đầu bị đau khớp, tôi cứ nghĩ bệnh viêm khớp tái phát nên thậm chí còn uống 1 viên NSAIDs, sau đó tưởng sốt virus tôi còn xông hơi tại nhà. Sáng ngày hôm sau bên viện Medlatec qua lấy mẫu xét nghiệm và tới trưa hôm đó tôi mới biết chính xác mình sốt xuất huyết. Chính vì vậy bệnh còn nặng hơn bình thường.

Biểu hiện sốt xuất huyết lần này của tôi khá nặng, có thể nói là 1 trong những lần bị nặng nhất, đầu đau như dùi đục cứ vài giây lại giật 1 lần, cảm giác như bị tra tấn hành hình hoặc tùng xẻo vậy. Bản thân tôi là người khắc kỷ, chịu đựng đau đớn rất tốt, thực ra đau vậy chứ đau nữa tôi vẫn chịu được. Điều tôi lo lắng là vấn đề tiểu cầu mà thôi, tiểu cầu nếu tụt quá mà không xử lý kịp thời có thể gây tử vong tại chỗ. Trong làng tôi và làng bên cạnh, năm trước và năm nay đều có người tử vong vì biến chứng tụt tiểu cầu, một người xuất huyết não, một người bị xuất huyết nặng đái ra máu và tử vong. Do đó, tôi cảm thấy hơi lo lắng nên quyết định vào viện để theo dõi và nếu có vấn đề gì sẽ được sử lý nhanh hơn.

Tác dụng của chiết xuất lá đu đủ trong sốt xuất huyết trong nghiên cứu

Chiết xuất lá đu đủ Carica hiện đang được sử dụng rộng rãi như một phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở nhiều quốc gia và ở một số quốc gia với sự chấp thuận của cơ quan y tế (2). Rất nhiều nghiên cứu y học đã được thực hiện về chủ đề này, bao gồm ba thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên. Không có tác dụng phụ đáng kể nào được báo cáo sau phương pháp điều trị này và các nghiên cứu về độc tính đã loại trừ bất kỳ tác dụng phụ nào ngay cả ở liều cao hơn.

Nghiên cứu này đã cho thấy nhiều tác dụng có lợi, bao gồm giảm thời gian sốt, thời gian bị bệnh, thời gian nằm viện, quan trọng nhất là giảm rỉ dịch và chuyển sốt Dengue thành sốt xuất huyết Dengue, tăng nhanh số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Điều trị này có thể được bắt đầu ở cấp độ chăm sóc ban đầu sau khi xác nhận chẩn đoán với kháng nguyên NS1 từ ngày đầu tiên của cơn sốt.

Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu lâm sàng của tôi, tôi khuyên rằng nên sử dụng chiết xuất lá đu đủ ngay từ ngày đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết đồng thời với việc quản lý bệnh sốt xuất huyết thông thường.

dich-chiet-la-du-du

Hướng dẫn sử dụng dịch chiết lá đu đủ carica cho bệnh nhân sốt xuất huyết

  1. Người đang sốt, nhức đầu, đau mình mẩy nên làm xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 càng sớm càng tốt.
  2. Nếu xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 dương tính thì rất có thể bạn đang mắc bệnh Sốt xuất huyết.
  3. Khi được chẩn đoán mắc bệnh Sốt xuất huyết, bạn nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa dị ứng để điều trị. Chiết xuất lá đu đủ nên được sử dụng ngoài việc quản lý sốt xuất huyết thông thường.
  4. Chiết xuất lá đu đủ có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Nhưng để có kết quả tốt nhất nên uống NGAY TỪ NGÀY ĐẦU TIÊN BỊ SỐT.
  5. Chất chiết xuất từ ​​lá đu đủ có thể được dùng làm xi-rô; 30ml ngày 3 lần trước bữa ăn cho người lớn và 5-10ml ngày 3 lần cho trẻ em cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Khuyến cáo không nên ngưng điều trị giữa chừng.
  6. Có thể uống vài ngụm nước lạnh ngay sau khi uống chiết xuất lá đu đủ để khắc phục vị đắng.
  7. Không uống chiết xuất lá đu đủ nếu bạn bị dị ứng với đu đủ.

Cách chế biến chiết xuất lá đu đủ uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết

  • Lấy lá đu đủ trưởng thành (lá không già quá, không non), khỏe mạnh từ cây đang cho trái.
  • Rửa kỹ lá dưới vòi nước chảy và cắt nhỏ lá trừ phần cuống chính (không cần cắt bỏ phần cuống nhỏ trong lá).
  • Cân 50g lá đu đủ cho vào cối giã nhuyễn.
  • Thêm 50ml nước đun sôi để nguội và 25g đường.
  • Nghiền kỹ hỗn hợp trên trong 15 phút cho đến khi tạo thành một khối đồng nhất.
  • Trộn đều phần bã này và ủ khoảng 30 phút.
  • Dùng tay vắt lấy nước cốt lá đu đủ (không dùng rây lọc lấy nước cốt).
  • Bạn có thể bảo quản chế phẩm này trong 24 giờ ở ngăn mát của tủ lạnh (+4oC)
  • Lắc kỹ chai nước cốt trước khi pha pha để uống.

Bài viết Hướng dẫn sử dụng dịch chiết lá đu đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/huong-dan-su-dung-dich-chiet-la-du-du-cho-benh-nhan-sot-xuat-huyet-520/feed/ 0 520
Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/ https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/#respond Thu, 27 Jul 2023 09:06:31 +0000 https://nghianb.org/?p=481 Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai. Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A Nhóm thuốc Dexamethason: GlucocorticoidXem thêm

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai.

Dexamethasone

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A

Nhóm thuốc Dexamethason: Glucocorticoid

Tên hoạt chất Dexamethason: Dexamethason

Biệt dược chứa Dexamethason: Dexa, Dexamethasone, Dexthason, Maxidex, Codudexon, Dectancyl

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dexamethason

Chống viêm, dị ứng, chống miễn dịch

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kì hạn (giữa tuần 24 và 34) để thúc đẩy quá trình trưởng thành của thai (phổi, mạch máu não)

Các điều trị khác: hen cấp, dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, phối hợp điều trị phù não, ngăn nôn và buồn nôn do hóa trị liệu

Sử dụng thuốc Dexamethason điều trị dị ứng

Chống chỉ định: Quá mẫn dexamethasone. Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được.

Liều và cách dùng Dexamethason

Liều ban đầu 0.75 – 9mg/ngày tùy mức độ bệnh nặng – nhẹ.

Chuyển hóa Dexamethason

Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thả trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Dexamethason có qua được nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Độc tính Dexamethason

Nhiều bằng chứng trên động vật cho thấy sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch ở, tuy nhiên chưa đầy đủ bằng chứng về dị tật này trên người. Một số bằng chứng khác cho thấy liều cao glucocorticoid có thể dẫn tới tăng nguy cơ chậm phát triển thai, thai sinh non cũng như hạ đường huyết, hạ huyết áp và rối loạn điện giải tạm thời ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc độ dài đợt dùng thuốc. Thuốc cũng có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi, ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu dùng kéo dài. Dùng liều cao glucocorticoid trong tuần thai 8 đến 11 có thể dẫn tới tật sứt hàm ếch ở trẻ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng nhưng một số cho thấy nguy cơ với trẻ bú mẹ sử dụng dexamethason.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ có thai

Điều trị dị ứng, chống viêm hoặc chống miễn dịch ưu tiên lựa chọn prednisone và prednisolone hơn do hai thuốc ít qua hàng rào nhau thai hơn. Dexamethason chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Tốt nhất nếu phải sử dụng, nên sử dụng liều thấp (tính theo prednisolone là 10-15 mg/ngày) để tối thiểu nguy cơ.

Dùng trước khi đẻ non có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ cho con bú

Do thiếu thông tin về việc sử dụng dexamethasone trong thời kỳ cho con bú nên ưu tiên sử dụng thuốc khác, đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc sơ sinh. Lựa chọn ưu tiên hơn để điều trị toàn thân đó là: prednisolone, prednisone, methylprenisolon. Tốt nhất sau khi uống khoảng 3- 4h mới nên dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu. Teo da, ban đỏ. Hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận.

Chú ý: Thận trọng khi sử dụng trên loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tim, suy thận, lao, loạn tâm thần.

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/feed/ 0 481
Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/ https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/#respond Tue, 25 Jul 2023 08:59:11 +0000 https://nghianb.org/?p=477 Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu. Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt,Xem thêm

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu.

Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C

Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

Tên hoạt chất thuốc Aspirin: Aspirin (Acid acetylsalicylic)

Biệt dược chứa Aspirin: Aspegic, Aspirin, Opeaspirin, Aspilets EC, Aspifar, Ascard-75

Chỉ định thuốc Aspirin

Giảm đau nhẹ và vừa, giảm sốt, tuy nhiên do tỉ lệ cao tác dụng phụ trên tiêu hóa nên hay được thay thế bằng paracetamol.

Điều trị viêm cấp, mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp

Do tác dụng chống kết tập tiểu cầu, liều thấp sử dụng trong nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, dự phòng biến chứng tim mạch và mạch máu não như đột quỵ

Chống chỉ định thuốc Aspirin

Hen và tiền sử hen, viêm mũi hoặc mày đay do nguy cơ dị ứng aspirin. Loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy tim vừa và nặng, suy gan, xơ gan, suy thận. Bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.

Liều và cách dùng thuốc Aspirin

Giảm đau, hạ sốt: uống 300 – 900 mg, mỗi 4-6h, tối đa 4 g/ngày

Chống viêm: có thể 4 – 8 g/ngày trong viêm cấp

Ức chế kết tập tiểu cầu: 75 – 150 mg/ngày trong dự phòng dài hạn, có thể dùng liều khởi đầu 150 – 300 mg/ngày trong đợt cấp

Chuyển hóa:

Aspirin chuyển hóa chủ yếu qua gan và bài tiết qua thận ở cả dạng tự do và liên hợp.

Lượng nhỏ aspirin bài tiết vào sửa mẹ, với tỉ lệ thuốc trong sữa/huyết tương nhỏ hơn 1/10

Độc tính thuốc Aspirin

Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, việc sử dụng Aspirin phải theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc có những độc tính nguy cơ cao cho 2 đối tượng này.

Độc tính thuốc Aspirin Ở phụ nữ có thai

Dữ liệu hiện có trên người chưa cho thấy bằng chứng về tác động nghiêm trọng gây quái thai của aspirin trên thai nhi; tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao có liên quan với các dị tật cấu trúc cơ thể.

Một số bằng chứng khác trên người cho thấy sử dụng aspirin ở thời điểm thụ thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. Sử dụng aspirin liên tục aspirin từ tuần thai 28 trở đi có thể dẫn tới hẹp hoặc đóng sớm ống động mạch; đồng thời gây trì hoãn chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu cho cả mẹ và trở sơ sinh.

Một số bằng chứng cho thấy liều thấp (50-150 mg/ngày) sử dụng ở trước tuần 16 thai kỳ có thể có lợi ích trong ngăn ngừa tăng huyết áp và tiền sản  giật thai nghén, sinh non đồng thời chưa cho thấy nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh.

Độc tính thuốc Aspirin Ở PNCCB:

Tuy aspirin có bài tiết vào sữa mẹ nhưng liều điều trị bình thường rất ít nguy cơ xảy tác tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, một số bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy trẻ bú mẹ có thể có bị nhịp tim nhanh, thở nhanh, toan chuyển hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu và hội chứng Reye.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ có thai

Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm lựa chọn ưu tiên trong mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen còn diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm. Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận) bằng siêu âm.

Liều thấp aspirin sử dụng an toàn khi có chỉ định phù hợp của bác sỹ chuyên khoa.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ cho con bú

Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh trong quá trình cho con bú. Thi thoảng sử dụng aspirin chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.

Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn và nếu dùng liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm tiểu tác động phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều. Với liều cao (> 3g/ngày) thường gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Tác dụng khác cũng thường găp như: mệt mỏi, ban da, mày đay, thiếu máu tan máu, khó thở, sốc phản vệ.

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/feed/ 0 477
Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/ https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/#respond Thu, 29 Jun 2023 05:06:20 +0000 https://nghianb.org/?p=458 Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào cácXem thêm

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào các website của bộ y tế Úc, Hoa Kỳ… Sau đây, DS. Nghĩa sẽ hướng dẫn nhận biết các mức độ an toàn của thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

thuoc-an-toan-phu-nu-co-thai-cho-con-bu

  • Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
  • Phân loại mức độ an toàn C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.
  • Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

A (FDA) – Thuốc đã dùng rộng rãi cho phụ nữ có thai, được chứng minh không gây hại, dị tật

A (Úc) – Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không. quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nguyên tắc chung khi kê đơn thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú nói riêng và cho bệnh nhân nói chung đó là dựa trên Lợi ích / Nguy cơ mà quyết định. Chính vì vậy, không phải khi nào bạn thấy thuốc nhóm an toàn cũng được bác sỹ tư vấn và ngược lại, không phải khi nào các thuốc nhóm ở giữa cùng cần phải loại bỏ khỏi đơn thuốc hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thăm khám trực tiếp của thầy thuốc.

Đối với các thuốc khi mua về mà chưa được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia thì việc đưa ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho mẹ và bé sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của từng bệnh nhân.

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/feed/ 0 458
Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người https://nghianb.org/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-178/ https://nghianb.org/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-178/#respond Wed, 16 Jun 2021 09:57:39 +0000 https://nghianb.org/?p=178 Mặc dù thế giới đã chứng kiến những đại dịch trước đó, những đại dịch thậm chí còn tồi tệ hơn. Đại dịch cúm năm 1918, vẫn được nhắc tới một cách nhầm lẫn là “Cúm Tây Ban Nha.” Những nhận thức sai lầm về đại dịch này có thể làm gia tăng thêm nhữngXem thêm

Bài viết Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Mặc dù thế giới đã chứng kiến những đại dịch trước đó, những đại dịch thậm chí còn tồi tệ hơn. Đại dịch cúm năm 1918, vẫn được nhắc tới một cách nhầm lẫn là “Cúm Tây Ban Nha.” Những nhận thức sai lầm về đại dịch này có thể làm gia tăng thêm những nỗi sợ hãi về COVID-19, và bây giờ là thời điểm đặc biệt tốt để sửa lại chúng.

Một số phần in nghiêng trong các đoạn là ý kiến của dịch giả, còn lại đều trích dẫn nguyên văn trong Anh bản. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả hiểu thêm về đại dịch 1918 khủng khiếp, mà nếu so với COVID về mức độ hủy diệt thì COVID-19 chưa thể so sánh được bằng 1 phần.

dai_dich_cum_tay_ban_nha

Đại dịch: Đó là một từ đáng sợ.

Vào năm 1918, khoảng 50-100 triệu người được cho rằng đã chết, tương đương với khoảng 5% dân số thế giới lúc đó. Một nửa tỷ người đã nhiễm.

Đặc biệt đáng chú ý là dịch cúm năm 1918 lại có xu hướng thiên lệch lấy đi sinh mạng của đa số người lớn ở độ tuổi trẻ, khỏe mạnh, đối lập với những trẻ em và người cao tuổi, những đối tượng mà thường dễ bị tổn thương nhất. Một số người cũng đã gọi đây là Đại dịch lớn nhất trong lịch sử.

Đại dịch cúm năm 1918 là một chủ đề được bàn tới bàn lui suốt thế kỷ qua. Các nhà sử học và các nhà khoa học đã đề xuất một số giả thuyết về nguồn gốc, sự lây lan và hậu quả của đại dịch. Chính vì thế, nhiều quan niệm sai lần về dịch bệnh đã xuất hiện.

Bằng cách chỉnh sửa 10 nhận thức sai lầm này, mọi người có thể hiểu biết tốt hơn về điều gì đang thực sự xảy ra và giảm thiểu thiệt hại của COVID-19.

1. Đại dịch có nguồn gốc từ Tây Ban Nha

Không ai tin cái gọi là “Cúm Tây Ban Nha” lại xuất phát từ Tây Ban Nha.

Đại dịch cúm 1918 có tên như trên bởi vì trong Thế chiến thứ I, mọi thứ đều đang rất xáo động. Các nước lớn tham gia vào cuộc chiến đều muốn tránh thông tin có thể khuyến khích cho kẻ thù của họ, do đó các báo cáo về bệnh Cúm đã bị loại bỏ ở Đức, Áo, Pháp, Anh, và Hoa Kỳ. Trái lại, Tây Ban Nha là nước trung lập, do đó không cần thiết phải che đậy thông tin bệnh Cúm dưới lớp vỏ bọc. Do đó, đã tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng Tây Ban Nha chính là nước phát sinh ra bệnh.

Trên thực tế, nguồn gốc địa lý của đại dịch Cúm 1918 vẫn còn được tranh cãi cho tới tận ngày nay, sau hơn 100 năm, các giả thuyết có thể dịch bắt nguồn từ Đông Á, Châu Âu, thậm chí Kansas.

Với đại dịch COVID-19 thì dịch giả lại tin rằng việc lấy tên từ nơi xuất phát của dịch giúp ích nhiều cho việc điều tra dịch tễ, phòng bệnh và ngăn chặn các đợt dịch tiếp theo. Và nơi xuất phát của dịch này cho tới giờ được thừa nhận rộng rãi là từ TQ.

2. Đại dịch là tác phẩm của một “siêu virus”

Dịch cúm 1918 lây lan nhanh chóng, giết chết 25 triệu người chỉ trong vòng 6 tháng đầu tiên. Điều này dẫn tới một số mối lo lắng về khả năng tuyệt chủng của loài người, và một thời gian dài giả định rằng chủng Cúm này đặc biệt nguy hiểm chết người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng bản thân virus, mặc dù có nguy hiểm hơn chủng thông thường, không khác biệt rõ rệt với các chủng Cúm gây ra các dịch bệnh những năm trước đó.

Một tỷ lệ lớn tử vong đóng góp bởi các khu vực đông đúc như trong trại quân đội và môi trường thành thị, cũng như những khu vực có tình trạng dinh dưỡng, vệ sinh nghèo nàn, nơi đang phải đối mặt tới tình trạng chiến tranh. Cho tới nay, nhiều nhà khoa học tin rằng, nhiều cái chết lúc đó là do sự phát triển của vi khuẩn viêm phổi trong một cơ thể bệnh nhân suy yếu bởi Cúm.

Nhiều nghiên cứu tới thời điểm này đều cho thấy chủng cúm H1N1 là chủng Cúm đã gây ra đại dịch Cúm Tây Ban Nha 1918-1919. Tuy nhiên, mã gen chính xác của chủng Cúm này chưa được xác định 100% mặc dù phần dưới đây có một số bằng chứng khá thuyết phục.

3. Đợt sóng thứ 3 của đại dịch là chết chóc nhất

Trên thực tế, đợt sóng đầu tiên của dịch vào nửa đầu năm 1918 có tỷ lệ tử vong khá thấp.

Đợt sóng thứ 2, từ tháng 10 tới tới 12 năm 1918, tỷ lệ tử vong cao nhất. Làn sóng thứ 3 vào năm 1919 chết chóc nhiều hơn đợt thứ nhất nhưng ít hơn đợt thứ 2.

Các nhà khoa học hiện nay tin rằng số người tử vong ở đợt sóng thứ hai là bởi những điều kiện thuận lợi cho chủng virus nguy hiểm hơn lây lan. Những người với các triệu chứng nhẹ thì ở nhà, tuy nhiên những người bị nặng hơn thường hay tập trung ở bệnh viện và các khu trại, do đó làm gia tăng khả năng lây nhiễm chủng virus nguy hiểm hơn.

4. Virus đã gây ra cái chết cho những người bị nhiễm bệnh

Trên thực tế, phần lớn các ca nhiễm bệnh cúm 1918 đều sống sót. Tỷ lệ tử vong trên toàn quốc trong thời gian dịch bệnh không quá 20%.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong khác nhau ở các nhóm đối tượng. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong đặc biệt cao ở những người Mỹ bản địa, có thể do họ vốn ít phải phơi nhiễm với virus Cúm trước đó. Trong một số trường hợp, cả cộng đồng bản địa đã bị xóa sổ.

Tất nhiên, kể cả tỷ lệ tử vong 20% cũng đã là quá cao so với chủng Cúm thông thường, loại mà chỉ gây tử vong không quá 1% số người nhiễm.

May mắn là hiện nay loài người đã phát triển được vắc xin, kháng sinh, các biện pháp điều trị tích cực… nên có lẽ thảm họa COVID-19 chưa thể gây tổn hại sinh mạng quá lớn trên toàn cầu.

5. Các liệu pháp điều trị thời gian đó ít tác động tới bệnh dịch

Không có thuốc đặc trị virus vào thời gian đại dịch cúm năm 1918. Bây giờ cũng vẫn vậy, hầu hết các biện pháp chăm sóc y tế đối với bệnh cúm tập trung hỗ trợ bệnh nhân, hơn là chữa cho bệnh nhân khỏi bệnh.

Một giả thuyết cho rằng nhiều ca bệnh Cúm tử vong lúc đó có thể thực tế bị ngộ độc Aspirin mà chết. Các quan chức y tế lúc đó đã khuyến cáo sử dụng liều cao Aspirin tới 30gram mỗi ngày. Ngày này, khoảng 4 gram/ngày đã được coi là liều an toàn tối đa rồi. Liều cao Aspirin có thể dẫn tới nhiều triệu chứng của đại dịch, trong đó có xuất huyết.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong dường như cao bằng nhau ở một số nơi trên thế giới nơi mà Aspirin không có sẵn, do đó tranh cãi vẫn tiếp tục diễn ra.

Hiện nay, một số phương pháp không được xác thực cũng đã được khuyến cáo ở một số vùng nông thôn, hoặc những quốc gia như Ấn Độ gây thảm họa khôn lường.

deo_khau_trang_chong_cum_tay_ban_nha

6. Đại dịch đã chiếm lĩnh thông tin thời gian đó

Các cơ quan y tế công, các cơ quan hành pháp, chính trị gia có lý do để nói giảm nhẹ bớt mức độ nguy hiểm của dịch cúm năm 1918, điều này dẫn tới hạn chế thông tin truyền thông. Bên cạnh nỗi sợ việc tiết lộ đầy đủ thông tin có thể khuyến khích kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh, họ cũng muốn giữ gìn trật tự xã hội và tránh hoảng loạn.

Tuy nhiên, các nhà chức trách đã phản hồi. Vào thời gian đỉnh điểm của dịch bệnh lệnh cách ly đã được ban hành ở nhiều thành phố. Một vài dịch vụ thiết yếu cũng đã bị dừng lại, bao gồm cả cảnh sát và cứu hỏa.

Vì những lý do chính trị nhạy cảm, đôi khi thông tin dịch bị giấu nhẹm và gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh mạng của người dân. Hi vọng, điều này sẽ không xảy ra với thế giới văn minh hiện nay.

7. Đại dịch đã thay đổi Thế chiến thứ I

Có vẻ không đúng nếu cho rằng dịch cúm đã thay đổi kết quả của Thế chiến thứ I, bởi vì các quốc gia tham chiến ở các hai phe đều bị ảnh hưởng tương đương nhau.

Tuy nhiên, ít ai nghi ngờ về việc chính cuộc chiến này đã ảnh hưởng mạnh tới cục diện của đại dịch. Việc tập trung hàng triệu quân lính đã tạo ra môi trường lý tưởng để phát triển các chủng virus nguy hiểm và lây lan ra quy mô toàn cầu.

8. Tiêm chủng diện rộng đã chấm dứt đại dịch

Tiêm chủng chống lại cúm chưa được thực hiện vào năm 1918, do đó việc tiêm chủng đương nhiên chẳng đóng vai trò gì trong việc kết thúc đại dịch Cúm 1918 cả.

Việc đã tiếp xúc với các chủng cúm trước đây có thể đã giúp cơ thể con người có thể tự bảo vệ được phần nào. Ví dụ như những binh lính đã phục vụ trong quân ngũ nhiều năm thường có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những lính mới.

Bên cạnh đó, virus đột biến nhanh chóng có vẻ như tiến hóa theo thời gian để trở thành chủng ít nguy hiểm hơn. Điều này đã được dự đoán trong các mô hình chọn lọc tự nhiên. Bởi vì các chủng gây chết vật chủ nhanh chóng, thường sẽ khó có thể lây lan hơn so với các biến chủng ít gây tử vong.

Hiện tại chúng ta có công cụ vắc xin, dù chỉ cần thực tế đạt hiệu lực 40-60% giống như các loại vắc xin Cúm thường thì đã giảm thiểu được nguy cơ tử vong của hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu người mỗi năm bởi COVID-10.

trai_tap_trung_benh_nham_cum
Tập trung bệnh nhân Cúm vào một điểm cách ly tập trung là 1 trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh

9. Gen của virus không bao giờ được giải mã

Vào năm 2005, các nhà nghiên cứu công bố rằng họ đã xác định thành công chuỗi gen của virus cúm 1918. Virus đã được khám phá trong thi hài của một nạn nhân cúm năm 1918 được chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu ở Alaska, cũng như các mẫu từ những quân nhân Hoa Kỳ đã ngã xuống thời kỳ đó.

Hai năm sau, một số khỉ được cho nhiễm với virus này có biểu hiện tương tự như những triệu chứng ghi chép lại trong đại dịch 1918. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khỉ đã bị chết khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mạnh với virus, tình trạng gọi là “bão Cytokine”. Các nhà khoa học ngày nay tin rằng tình trạng phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch chính là nguyên nhân quan trọng gây ra những cái chết ở người lớn trẻ tuổi mắc Cúm vào năm 1918.

10. Thế giới ngày nay cũng không được chuẩn bị tốt hơn so với 1918

Các đại dịch nguy hiểm có xu hướng xảy ra sau một vài thập kỷ và đại dịch mới nhất chúng ta đang trải qua.

Ngày nay, các nhà khoa học đã biết nhiều hơn về cách cô lập và xử lý số lượng lớn bệnh nhân ốm, hấp hối, và thầy thuốc có thể kê đơn kháng sinh, điều mà năm 1918 không có, để chống lại nhiễm trùng thứ phát. Các biện pháp chung như giãn cách xã hội, rửa tay, y học hiện đại có thể tạo ra vắc xin và các thuốc kháng virus.

Trong tương lai có thể dự đoán, các đại dịch virus sẽ vẫn là một mối lo của cuộc sống con người. Với tư cách là một xã hội, chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng chúng ta học được các bài học từ những đại dịch lớn để có thể đối mặt tốt hơn với đại dịch COVID-19.

Theo: theconversasion.com, tác giả Richard Gunderman – Chancellor’s Professor of Medicine, Liberal Arts, and Philanthropy, Indiana University.

Bài viết Bài học từ 10 quan niệm sai lầm trong Đại dịch cúm 1918, đại dịch lớn nhất lịch sử loài người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/bai-hoc-tu-10-quan-niem-sai-lam-trong-dai-dich-cum-1918-dai-dich-lon-nhat-lich-su-loai-nguoi-178/feed/ 0 178
Mix and Match vắc xin COVID-19 có hiệu quả và an toàn không? https://nghianb.org/mix-and-match-vac-xin-covid-19-co-hieu-qua-va-an-toan-khong-171/ https://nghianb.org/mix-and-match-vac-xin-covid-19-co-hieu-qua-va-an-toan-khong-171/#respond Sat, 12 Jun 2021 03:56:35 +0000 https://nghianb.org/?p=171 Mix and Match hay hiểu đơn giản kết hợp vắc xin COVID-19 được đề xuất ở một số quốc gia, tuy nhiên độ an toàn như thế nào và hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng ra sao với sự kết hợp này? Sử dụng kết hợp vắc xin Covid-19 có an toàn không?Xem thêm

Bài viết Mix and Match vắc xin COVID-19 có hiệu quả và an toàn không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Mix and Match hay hiểu đơn giản kết hợp vắc xin COVID-19 được đề xuất ở một số quốc gia, tuy nhiên độ an toàn như thế nào và hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng ra sao với sự kết hợp này?

ket_hop_vac_xin_covid_19

Sử dụng kết hợp vắc xin Covid-19 có an toàn không?

Hiện nay vắc xin COVID-19 đang được triển khai, một vài quốc gia bắt đầu nghĩ tới việc kết hợp các chế phẩm vắc xin, tức là mũi đầu tiên tiêm một loại vắc xin, mũi thứ hai lại tiêm loại vắc xin khác vào một vài tuần sau đó.

Kết hợp vắc xin có thể là một ý tưởng tốt vì nhiều lý do. Tình trạng nghẽn tắc nguồn cung dẫn tới thiếu hụt vắc xin ở nhiều quốc gia, do đó có thể kết hợp các loại vắc xin từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sẽ giúp làm giảm áp lực của việc cung cấp vắc xin. Hơn nữa, có một số bằng chứng ban đầu cho thấy kết hợp vắc xin có tiềm năng giúp thúc đẩy miễn dịch mạn hơn so với việc sử dụng 1 mũi tiêm của cùng 1 loại vắc xin. Một số quốc gia dự kiến sẽ phối hợp vắc xin vì thiếu hụt nguồn cung hoặc lo ngại các tác dụng phụ của một vài loại vắc xin.

AstraZeneca đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và liều thứ hai là Ad26 Sputnik

Sử dụng kết hợp vắc xin nghe có vẻ không bình thường, tuy nhiên với các nhà miễn dịch học thì nó không phải thứ gì quá mới mẻ. Các nhà nghiên cứu HIV có một thười gian dài khám phá ra điều này khi nghiên cứu về vắc xin HIV. Bởi vì, để bảo vệ cơ thể trước virus HIV đòi hỏi phản ứng miễn dịch phức tạp, mà điều này gần như không thể đạt được chỉ với 1 loại vắc xin. Mặc dù chúng ta vẫn chưa có loại vắc xin HIV/AIDS hiệu quả nào, nhưng vào 2012 loại hiệu quả nhất được phát triển cho tới bây giờ là kết hợp của nhiều loại vắc xin khác nhau.

Vắc xin Ebola được phát triển bởi J&J là một ví dụ về chế phẩm vắc xin kết hợp hiệu quả được sử dụng hiện nay. Nó được sử dụng để cung cấp miễn dịch dài hạn. Liều vắc xin đầu tiên sử dụng vector adenovirus giống như vắc xin AstraZeneca, và liều vắc xin thứ hai là một phiên bản biến đổi của virus thủy đậu được gọi là Vắc xin virus Ankara biến đổi (MVA).

Kết hợp vắc xin để tăng cường hệ thống miễn dịch

Đầu năm 2021, nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca để ý sự kết hợp giữa mũi tiêm đầu tiên vắc AstraZeneca với mũi tiêm thứ hai là vắc xin Sputnik V của Nga. Cả hai loại vắc xin đều sử dụng adenovirus (một tác nhân gây cảm lạnh thông thường) làm hệ vận chuyển kháng thể SARS-CoV-2 vào cơ thể và các tế bào; tuy nhiên với cách làm này thì hệ miễn dịch của chúng ta không chỉ có khả năng chống COVID-19 mà còn có khả năng đáp ứng với adenovirus loại được sử dụng làm phương tiện. Điều này có nghĩa là sau mũi tiêm thứ 2, cơ thể chúng ta có thể có kháng thể chống lại thành phần adenovirus làm trung hòa vắc xin, khiến cho mũi tiêm thứ hai kém hiệu quả đi.

Vắc xin Sputnik V dường như tránh được điều này nhờ sử dụng hai loại adenovirus khác nhau trong mỗi liều là Ad5 và Ad26. AstraZeneca hiện nay đang thử nghiệm sử dụng liều vắc xin đầu tiên của hãng kết hợp với liều vắc xin thứ hai Ad26 Sputnik của Nga xem có hiệu quả hay không.

Còn việc sử dụng hai loại vắc xin hoàn toàn khác nhau như vắc xin dùng vector adenovirus như của AstraZeneca với vắc xin mRNA của Pfizer-BioNTech ở liều thứ hai thì sẽ ra sao? Tháng trước, nghiên cứu CombivacS ở Tây Ban Nha thấy rằng những người sử dụng liều vắc xin đầu tiên của AstraZeneca và sau đó dùng liều thứ 2 là vắc xin Pfizer dường như có đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với việc dùng hai liều vắc xin AstraZeneca.

Bên cạnh các tác động tích cực tiềm năng khác tới hệ thống miễn dịch, điểm cộng khác của việc kết hợp 2 vắc xin kể trên có thể là giúp tránh nguy cơ vắc xin bị giảm hiệu lực khi đối mặt với biến thể virus mới. Khi virus đột biến, phần trên virus mà vắc xin tác động có thể thay đổi, điều đó làm vắc xin kém hiệu quả đi. Tuy nhiê nếu hai loại vắc xin tác động tới các phần khác nhau trên virus thì hệ thống miễn dịch của chúng ta có thêm vũ khí để chống lại virus khi nó thay đổi.

Lưu ý về tác dụng phụ khi kết hợp vắc xin Covid-19

Mặc dù đã có tiền lệ về sử dụng kết hợp nhiều loại vắc xin tiêm cho người và có những bằng chứng khoa học về việc đó, nhưng mRNA vắc xin mới chỉ lần đầu tiên được sử dụng cho COVID-19. Điều này có nghĩa là chưa có ghi nhận theo dõi nào về vấn đề sẽ xảy ra khi sử dụng kết hợp vắc xin mRNA với vắc xin adenovirus. Đây là lý do tại sao các nhà nghiên cứu kêu gọi thêm các nghiên cứu thận trọng hơn về việc kết hợp vắc xin, đặc biệt chú ý tới không chỉ khả năng tăng cường miễn dịch mà còn tới các tác động phụ tiềm tàng nữa.

Đầu tháng này, Thử nghiệm Nhóm Vắc xin Oxford Com-Cov đã phân tích những sự kết hợp khác nhau để thử đáp ứng miễn dịch. Họ thấy rằng những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên sau đó tiêm vắc xin Pfizer, hoặc ngược lại, đều có thêm “tính phản ứng”, ví dụ như tác dụng phụ gây sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và đau khớp so với những người tiêm hai mũi cùng 1 loại.

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng không có bất kỳ ai trong nhóm đã sử dụng kết hợp 2 loại vắc xin đó cần nhập viện vì các triệu chứng khá ngắn, tuy nhiên bổ sung rằng dữ liệu này là từ những người trên 50 tuổi, các triệu chứng khi kết hợp vắc xin có thể nặng hơn với người trẻ hơn. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phân tích về sự kết hợp giữa vắc xin AstraZeneca, Moderna hoặc Novavax.

Các quốc gia cân nhắc chiến lược kết hợp vắc xin Covid-19

Số các quốc gia cân nhắc chiến lược sử dụng kết hợp vắc xin COVID-19 (mix and match) ngày càng tăng lên trong bối cảnh nguồn cung vắc xin không liên tục và các lo ngại về vấn đề an toàn có thể ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng.

vac_xin_covid_19_2021

Một số nghiên cứu để thử nghiệm hiệu quả của việc kết hợp vắc xin COVID-19 vẫn đang được tiến hành.

Sau đây là một số quốc gia đang cân nhắc hoặc đã quyết định sẽ áp dụng phương án “kết hợp sử dụng” (mix and match) vắc xin COVID-19.

BAHRAIN

Bahrain đã phát biểu vào ngày 4 tháng 6 năm nay rằng các ứng viên đủ điều kiện có thể tiêm mũi bổ sung là vắc xin Pfizer hoặc Sinopharm, bất kể mũi tiêm đầu tiên là thuộc hãng gì.

CANADA

Ủy ban tư vấn tiêm chủng Quốc Gia Canada đã phát biểu vào ngày 1/6 rằng những người đã tiêm mũi vắc xin đầu tiên của AstraZeneca có thể lựa chọn tiêm mũi thứ hai loại loại vắc xin khác. Thông báo cũng bổ sung rằng vắc xin của Pfizer và Moderna có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Trung Quốc

Các nhà ngheien cứu Trung Quốc tháng 4 đã thử nghiệm kết hợp các loại vắc xin sản xuất bởi CanSino Biologics, và một đơn vị thuộc Chongqing Zhifei Biological Products, theo như dữ liệu đăng ký thử nghiệm lâm sàng cho biết.

Phần Lan

Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan phát biểu vào ngày 14 tháng 4 rằng những người đã tiêm mũi đầu tiên vắc xin AstraZeneca mà dưới 65 tuổi có thể tiêm một mũi thứ hai của hãng khác.

Pháp

Tháng 4 vừa rồi, Cơ quan tư vấn sức khỏe hàng đầu của Pháp khuyến cáo rằng những người dưới 55 tuổi đã tiêm vắc xin AstraZeneca cho mũi đầu và nên sử dụng mũi tiêm thứ hai với một loại vắc xin mRNA, mặc dù việc kết hợp sử dụng vắc xin vẫn chưa được chứng minh trên thử nghiệm.

Na Uy

Na Uy cho biết vào ngày 23 tháng 4 sẽ cho những người đã tiêm mũi đầu tiên là vắc-xin AstraZeneca được tiêm vắc-xin mRNA cho liều thứ hai.

Nga

Nga có thể bắt đầu thử nghiệm kết hợp vắc-xin COVID-19 Sputnik V trong nước và liều thứ hai là vắc xin Trung Quốc tại các nước Ả Rập, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Quỹ tài sản có chủ quyền RDIF của Nga cho biết hôm 4/6.

RDIF cũng cho rằng không có tác dụng bất lợi nào được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng kết hợp vắc xin COVID-19 bằng cách sử dụng mũi tiêm AstraZeneca và Sputnik V, Interfax đưa tin.

Hàn Quốc

Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 5 cho biết sẽ tiến hành một thử nghiệm sử dụng kết hợp các liều vắc xin của AstraZeneca với các loại vắc xin phát triển bởi Pfizer và các nhà sản xuất thuốc khác.

Tây Ban Nha

Bộ trưởng Bộ Y tế Carolina Darias ngày 19/5 cho biết Tây Ban Nha sẽ cho phép những người dưới 60 tuổi được tiêm mũi AstraZeneca đầu tiên, được tiêm mũi vắc xin thứ hai là của AstraZeneca hoặc Pfizer, sau khi có kết quả sơ bộ của một nghiên cứu do Viện Y tế Carlos III do nhà nước hỗ trợ.

Thụy Điển

Cơ quan y tế Thụy Điển ngày 20/4 cho biết những người dưới 65 tuổi đã tiêm một mũi vắc-xin AstraZeneca sẽ được tiêm một loại vắc-xin khác cho liều thứ hai.

Các tiểu vương quốc Ả Rập

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã chuẩn bị sẵn vắc-xin Pfizer / BioNTech PFE.N, BNTX.O đủ cho cả các mũi tiêm nhắc lại cho những người được chủng ngừa ban đầu bằng vắc-xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển.

Một đại diện của Mubadala Health, một phần của quỹ nhà nước, cho biết loại vắc-xin khác có thể được cung cấp như một mũi tiêm nhắc lại nhưng quyết định này là do người được tiêm lựa chọn và các chuyên gia y tế không đưa ra khuyến nghị.

Vương quốc Anh

Novavax (NVAX.O) cho biết vào ngày 21 tháng 5 họ sẽ tham gia vào một cuộc thử nghiệm sử dụng kết hợp vắc xin để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng liều vắc xin bổ sung từ nhà sản xuất khác ở mũi tiêm thứ hai. Thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 6 tại Vương quốc Anh.

Những phát hiện đầu tiên của một nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu được công bố vào ngày 12 tháng 5 chỉ ra rằng những người được tiêm vắc-xin Pfizer sau đó là một liều AstraZeneca, hoặc ngược lại, có nhiều báo cáo về triệu chứng sau tiêm vắc xin từ nhẹ tới trung bình hơn so với việc tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại.

Hoa Kỳ

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết vào ngày 1 tháng 6 rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của một mũi tiêm nhắc lại một loại vắc xin khác.

Tham khảo:

https://www.gavi.org/vaccineswork/it-safe-mix-and-match-covid-19-vaccines

https://www.reuters.com/world/middle-east/countries-weigh-mix-match-covid-19-vaccines-2021-05-24/

Bài viết Mix and Match vắc xin COVID-19 có hiệu quả và an toàn không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/mix-and-match-vac-xin-covid-19-co-hieu-qua-va-an-toan-khong-171/feed/ 0 171
Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện ngạc nhiên từ Israel https://nghianb.org/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-168/ https://nghianb.org/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-168/#respond Thu, 10 Jun 2021 05:48:11 +0000 https://nghianb.org/?p=168 Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáoXem thêm

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện ngạc nhiên từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Phản ứng tái kích hoạt Herpes zoster – hay còn gọi là bệnh Zona – sau khi được tiêm vắc xin COVID-19 ở 6 bệnh nhân bị mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý viêm có thể là tác dụng bất lợi liên quan tới vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech mRNA, một báo cáo cho biết.

Tại hai trung tâm ở Israel, có 6 trường hợp bị Herpes zoster phát hiện sớm sau khi được cho tiêm vắc xin Covid-19 của Pfizer ở những bệnh nhân có các bệnh lý sẵn có như viêm khớp dạng thấp từ tháng 12 năm 2020, theo Victoria Furer, MD, Đại học Tel Aviv, và các cộng sự.

Tới nay, chúng ta vẫn còn biết rất ít về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19 trong số những bệnh nhân bệnh thấp khớp, bởi vì những cá thể bị ức chế miễn dịch không được đưa vào trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu.

Theo đó, một nghiên cứu quan sát được tiến hành tại Trung tâm Y khoa Tel Aviv và Trung tâm Y khoa Carmel ở Haifa, theo dõi những tá dụng bất lợi sau khi tiêm vắc xin ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa đốt sống, bệnh mô liên kết, viêm mạch, viêm cơ. Phân tích tạm thời này bao gồm 491 bệnh nhân và 99 chứng, các sự kiện được báo cáo trong suốt thời gian theo dõi 6 tuần sau khi tiêm vắc xin. Tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân là 1.2% cao hơn so với nhóm chứng, Furer và các cộng sự báo cáo trong tạp chí Thấp khớp học.

“Chúng tôi không thấy có các ca nào bổ sung cho tới thời điểm này,” Furer đã phát biểu với MedPage Today. Tuy nhiên, “các hoạt động giám sát tiếp theo đối với tác dụng bất lợi tiềm tàng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh nhân viêm khớp là rất cần thiết,” bà bổ sung.

Xem thêm nghiên cứu đầy đủ tại đây: Herpes zoster following BNT162b2 mRNA Covid-19 vaccination in patients with autoimmune inflammatory rheumatic diseases: a case series

vacxin_Covid_19_gay_zona

Các ca bệnh được theo dõi

Ca thứ nhất là một phụ nữ 44 tuổi mắc hội chứng Sjogren, đang được điều trị với Hydroxychloroquine. Cô có tiền sử mắc Thủy đậu và chưa được tiêm chủng vắc xin thủy đậu. 3 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên, cô bị phát ban trên da kèm theo ngứa, đau thắt lưng và đau đầu. Các triệu chứng đều cùng hết sau 3 tuần mà không cần điều trị gì, cô được tiêm mũi vắc xin thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần.

Trường hợp thứ hai là một phụ nữ 56 tuổi với tiền sử lâu dài mắc viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính được điều trị với các thuốc sinh học khác nhau và bệnh tình giảm với thuốc Tofacitinib (Xeljanz) từ năm 2014. Cô có lịch sử bị thủy đậu và chưa được chủng ngừa.

Sau mũi tiêm vắc xin thứ nhất, cô báo cáo tình trạng khó chịu và đau đầu, sau đó 4 ngày cô thấy rất đau ở mắt trái và phần trán, cùng với đó là nổi các nốt phân bổ quanh mắt dọc dây thần kinh sọ não số 5 – herpes zoster ophthalmicus (HZO). Khám đáy mắt phát hiện thấy bệnh nhân bị viêm kết mạc xung huyết gây viêm giác mạc. Bệnh nhân được sử dụng 2 tuần thuốc acyclovir và giảm đau, các triệu chứng giảm dần và rõ rệt sau 6 tuần. Trong 2 tuần, bệnh nhân ngưng thuốc Tofacitinib nhưng không bị phát bệnh viêm khớp. Bệnh nhân từ chối tiêm mũi vắc xin thứ 2.

Trường hợp thứ 3 là một phụ nữ 59 tuổi với viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính không đáp ứng với liệu pháp điều trị sinh học và baricitinib (Olumiant), nhưng 6 tháng trước đó cô bắt đầu được điều trị với upadacitinib (Rinvoq) cùng prednisone 5mg/ngày và đáp ứng một phần với điều trị. Bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu và được tiêm vắc xin sống giảm độc lực vào năm 2019.

Hai ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid thứ 2, bệnh nhân báo cáo đau và có nổi mụn nước ở vùng bụng dưới, bẹn, mông, đùi và được cho thuốc valacyclovir. Thuốc kháng virus được uống trong 3 ngày nhưng sau đó ngưng dùng vì tác dụng phụ các mụn nước trên da tự lành trong 6 tuần.

Thuốc upadacitinib không được sử dụng trong thời gian bị Zona và bệnh nhân trải qua tình trạng tái phát viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng, đau đa khớp, sau đó cô phải sử dụng thuốc điều trị viêm khớp là etanercept (Enbrel)

Trường hợp thứ 4 là một phụ nữ 36 tuổi với tiền sử bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính kèm theo bệnh phổi kẽ. 2 năm trước bệnh nhân được điều trị với rituximab (Rituxan), mycophenolate mofetil (Cellcept), và prednisone liều 7mg/ngày. Bệnh nhân có tiền sử thủy đậu và chưa được tiêm vắc xin tái tổ hợp.

10 ngày sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên, bệnh nhân báo cáo đau và có mụn nước ở bụng và lưng dọc vùng da T10, và được cho sử dụng acyclovir trong 7 ngày. Các mụn nước giảm hết trong vòng 6 tuần, và bệnh nhân được tiêm mũi thứ 2 sau 4 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ nhất. Bệnh nhân không thấy tác dụng bất lợi của vắc xin nữa và không bị phát bệnh viêm khớp.

Trường hợp thứ 5 là một phụ nữ 38 tuổi bị bệnh mô liên kết không biệt hóa và hội chứng kháng phospholipid đã được điều trị với thuốc aspirin và hydroxychloroquin. Bệnh nhân đã từng bị Thủy đậu và không tiêm vắc xin tái tổ hợp.

Hai tuần sau khi tiêm mũi vắc xin thứ nhất, bệnh nhân nổi mụn nước ngứa ở ngực phải và được cho sử dụng thuốc Acyclovir 1 tuần. Triệu chứng Zona được giải quyết trong 3 tuần và bệnh nhân được tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 2 theo lịch trình mà không bị tác dụng phụ hay phát bệnh trở lại.

Trường hợp thứ 6 là một phụ nữ 61 tuổi với tiền sử viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính lâu năm, đã được điều trị với thuốc Tocilizumab (Acetemra) và prednisone 5mg/ngày tại thời điểm được tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. Hai tuần sau đó, mụn nước xuất hiện ở vùng da T6, và bệnh nhân được cho sử dụng valacyclovir trong 1 tuần, các triệu chứng Zona hết trong 10 ngày.

Tuy nhiên, bệnh nhân đã báo cáo tình trạng viêm khớp tăng nhẹ và được tăng liều prednisone lên 7.5mg/ngày. Liều vắc xin thứ hai được tiêm không theo đúng lịch trình.

Mô hình và cơ chế gây tác dụng bất lợi của vắc xin Covid-19 mRNA

Furer và các cộng sự đã lưu ý rằng chưa có báo cáo về Herpes zoster trong các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin COVID-19 mRNA, và do đó, với hiểu biết của nhóm nghiên cứu thì đây là những ca đầu tiên trong số các bệnh nhân với nền bệnh tự miễn, hoặc bệnh lý viêm.

Dạng bệnh tương đối nhẹ, không có bệnh nhân nào bị lan tỏa hoặc đau dây thần kinh sau khi mắc Herpes. Điều đáng lưu ý, các nhà nghiên cứu chỉ ra có một trường hợp bệnh nhân đã tiêm vắc xin tái tổ hợp 2 năm trước khi được chủng ngừa COVID-19.

“Miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh Zona tái phát. Tình trạng giảm miễn dịch qua trung gian tế bào theo tuổi tác hoặc theo thể bệnh có mối liên hệ với việc giảm tế bào T đặc hiệu với virus Varicella zoster, làm gián đoạn giám sát miễn dịch và tăng nguy cơ tái phát Zona, cùng với tuổi tác là tác nhân nguy cơ chính chiếm tới 90% trường hợp Zona,” các nhà nghiên cứu nhận xét. Tuy nhiên, các ca bệnh này nằm trong độ tuổi trung niên, trung bình 49 tuổi và có bệnh lý viêm khớp nhẹ, kéo dài.

Các tác nhân khác có thể liên quan. Ví dụ, nguy cơ Herpes zoster ở nhóm bệnh nhân thấp khớp cao hơn so với người khỏe mạnh, với tỷ lệ mắc gộp là 2.9% (95% CI 2.4-3.3). Thêm vào đó, nguy cơ trong nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn cao hơn gấp khoảng 2 lần so với nhóm dân cư phổ thông.

Các nguy cơ khác là mức độ hoạt động của bệnh và liều cao của prednisone được bệnh nhân sử dụng. Hơn nữa, nhóm bệnh nhân được điều trị với thuốc ức chế JAK như tofacitinib cũng có nguy cơ mắc herpes cao gấp 2 lần, trong số 6 trường hợp trên có 2 trường hợp dùng thuốc này.

COVID-19 bản thân nó cũng có mối liên hệ với các nốt Zona, điều này gợi ý rằng bệnh có thể cản trở sự hoạt hóa và chức năng của CD4+ và CD8+, điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch chống lại virus.

“Các cơ chế tiềm năng có thể giải thích mối liên hệ bệnh học giữa vắc xin mRNA-COVID-19  và tái phát Zona là sự kích thích miễn dịch bẩm sinh thông qua các thụ thể giống toll (toll-like receptors),” các nhà nghiên cứu viết.

Họ cũng lưu ý rằng vắc xin có thể kích thích interferons tuýp I và cytokines làm ảnh hưởng tới khả năng biểu hiện kháng nguyên.

Một hạn chế của phân tích này là chẩn đoán Herpes zoster được thực hiện chỉ trong môi trường lâm sàng. Với một số lượng mẫu nhỏ, không thể khẳng định có thể suy đoán với các trường hợp thông thường khác.

Bài viết Tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 mRNA – phát hiện ngạc nhiên từ Israel đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/tac-dung-phu-cua-vac-xin-covid-19-mrna-phat-hien-ngac-nhien-tu-israel-168/feed/ 0 168
Nhân – Quả trong cuộc sống qua một góc nhìn và hai chuyện https://nghianb.org/nhan-qua-trong-cuoc-song-qua-mot-goc-nhin-va-hai-chuyen-122/ https://nghianb.org/nhan-qua-trong-cuoc-song-qua-mot-goc-nhin-va-hai-chuyen-122/#respond Wed, 23 Dec 2020 16:44:10 +0000 https://nghianb.org/?p=122 Nhân – Quả không phải là thứ gì xa lạ với chúng ta vì hàng ngày chúng ta nghe nói về nói. Những câu nói bình thường như phố huyện “Gieo gió gặt bão”, “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, “Có quả ắt có người gieo hạt”…. hay có câu thi vị hơn “Cho thanhXem thêm

Bài viết Nhân – Quả trong cuộc sống qua một góc nhìn và hai chuyện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhân – Quả không phải là thứ gì xa lạ với chúng ta vì hàng ngày chúng ta nghe nói về nói. Những câu nói bình thường như phố huyện “Gieo gió gặt bão”, “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, “Có quả ắt có người gieo hạt”…. hay có câu thi vị hơn “Cho thanh cao mới được phần thanh cao!

Nhân – Quả được dạy nhiều trong Phật giáo

Vấn đề là nhiều người nghĩ rằng Luật Nhân  – Quả có thể là một thứ Tất lẽ dĩ ngẫu đã viết trong kinh điển, nó không thể sai và nó theo ta từ kiếp này sang kiếp khác. Tôi hoàn toàn đồng ý với vấn đề đó, nhưng có 99% người trên thế giới không biết kiếp trước họ ra sao, kiếp sau sẽ thế nào, điều duy nhất họ biết là Quá khứ của họ đã ra sao, hiện tại đang như thế nào! Vậy NHÂN – QUẢ như thế nào, khái niệm này có trừu tượng quá không?

KHÔNG, tôi thấy NHÂN – QUẢ rất dễ nhận ra trong cuộc sống của chúng ta thôi.

Sau đây là 02 ví dụ về việc chữa bênh của một người đàn ông 33 tuổi, của một Dược sỹ, của một Bệnh nhân, tôi muốn chia sẻ với bạn bè. Dù chỉ là 1 góc nhỏ xíu trong vô vàn khía cạnh của cuộc sống thôi nhưng tôi tin nếu áp dụng nó sang những ngóc ngách khác, sẽ không khác nhiều!

  1. TÔI KHỎI BỆNH DẠ DÀY NHANH CHÓNG VÌ TÔI GIÚP NHIỀU NGƯỜI KHỎI BỆNH DẠ DÀY TRƯỚC ĐÂY

Tôi nhớ năm 2015, tôi bắt đầu công việc ở 1 công ty dược phẩm chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm từ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ, Nhật, Âu. Khi bắt đầu công việc, tôi bắt tay với dòng kháng thể giúp phối hợp điều trị bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp. Vì công ty chỉ có thế mạnh về kê đơn, hàng thầu nên gần như mù tịt về kênh nhà thuốc, kênh người tiêu dùng (như online, nhà thuốc). Nhưng đó lại là thế mạnh của tôi. Nhờ cố gắng và nỗ lực, cùng với may mắn và mọi thứ thuận lợi, chúng tôi giúp rất nhiều trường hợp điều trị nan giải bệnh dạ dày Hp khỏi được, thậm chí nhiều trường hợp khỏi hẳn. Không chỉ thế, còn giúp cho người dùng, bác sỹ có vô số thông tin cập nhật về việc điều trị, chăm sóc và sự hiểu biết chính xác về bệnh, thuốc và phác đồ…. Sau 5 năm nhìn lại thông tin trên mạng, những thông tin năm 2015 mà tôi là người trực tiếp dịch thuật, biên tập… đã được sao chép trên vô số trang web, diễn đàn, mạng xã hội khác nhau, một số ảnh thậm chí do chính tay tôi mix lại từ các công cụ free vẫn còn nguyên trên mạng, thay mỗi text trên ảnh.

Loét dạ dày có Hp ở Việt Nam rất cần được điều trị đúng đắn

Năm 2020, tôi bị loét dạ dày trong thời gian làm việc căng thẳng, cộng với thói quen sinh hoạt vô cùng chủ quan, bỏ bữa, không nghỉ trưa, không có giờ giấc cố định… May mắn, với khối kiến thức còn nguyên vẹn và tiếp xúc với hàng trăm case bệnh dạ dày và vô số các chuyên gia, tài liệu chuẩn… nên không bị hoang mang như một số người, nhưng cũng không chủ quan như một số phần tử bảo thủ. Tôi điều trị với phác đồ chuẩn, thuốc chuẩn ngay từ đầu, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị và sau đúng 1 tháng nội soi, các vết loét bắt đầu lành tới 80%, điều trị củng cố thêm 2 tuần là lành hẳn.

  • Nhân Quả ở đây thật đơn giản: Vì tôi đã giúp đỡ chân thành những người bệnh khác như tôi, và khi mắc bệnh đó, tôi khỏi một cách dễ dàng, rất nhẹ nhàng. Tôi biết, một số người khi bị bệnh như này điều trị chủ quan, dẫn tới biến chứng. Một số người thì lại lo lắng rất thái quá, thành ra bệnh nặng hơn hoặc cực kỳ tốn kém mà không khỏi!

Sẽ ra sao, nếu hồi đó tôi làm một sản phẩm tệ, tôi không  nghiên cứu thật sâu về chuyên môn, tôi không cầm hotline để lắng nghe từng chia sẻ từng bệnh nhân, tôi không đi giới thiệu sản phẩm tới từng bệnh viện, khoa phòng, bác sỹ… để biết họ nghĩ gì về việc điều trị, họ khó khăn gì. Sẽ ra sao nếu tôi chỉ bán hàng bằng cách quảng cáo thật hay, chiết khấu thật tốt và lừa dối bệnh nhân?

  1. TRÚT BỎ GÁNH NẶNG VIÊM TAI GIỮA, VIÊM HỌNG, KHÁNG SINH NHỜ LÀM SẢN PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỆNH GIỐNG MÌNH.

Từ hồi 7 tuổi, tôi bắt đầu bị thủng màng nhĩ và viêm tai giữa tái phát liên miên, viêm họng liên miên. Bệnh viện là nơi ưu thích của tôi, kháng sinh là bạn của tôi. Tai tôi cứ tới mùa lạnh sẽ chảy nước, chảy mủ màu vàng, thi thoảng còn bốc mùi ghê gớm. Còn họng tôi thì thôi, khỏi phải nói, nó liên tục viêm, đau, rát… (có thể rát hoặc khản giọng vì hồi bé tôi nói hơi lắm, nhiều lúc mất luôn cả giọng)….

Cứ như vậy, hầu như tháng nào tôi cũng sẽ phải uống kháng sinh, chống viêm 1 đợt. Nếu là mùa đông lạnh như mùa đông 2020 này thì chắc tôi sẽ uống thuốc luôn cả mùa cho chắc ăn, mà toàn kháng sinh nặng thôi.

Doctor giving injection to boy

Cái cảm giác sáng dậy đau đầu, rát họng, nuốt vướng, nghĩ lại tôi còn thấy kinh sợ rùng mình chứ không chỉ đơn giản là sợ hãi thông thường đâu. Nếu bạn hỏi bất kỳ một cộng sự nào của tôi từ 2019 trở về trước, các bạn sẽ luôn nhận được câu trả lời kiểu như “ốm suốt” “suốt ngày viêm họng, đau tai, uống thuốc, đau đầu…” “làm được 1 tháng thì chắc ốm 3 tuần”…. ĐÁNG SỢ!!!

Mặc dù năm 2015-2017 tôi có làm 1 dòng kháng thể ngậm tại miệng để chống Cúm. Nhưng tôi còn nhớ như in câu hỏi trong đầu tôi lúc đó là “cái này chống virus Cúm thế những trường hợp bị viêm họng nhiễm khuẩn thì sao? Đa số trường hợp ở Việt Nam có phải cứ viêm họng là tới khám đâu. Lúc đầu do virus, nhưng sau đó đều nhiễm tạp khuẩn hết mà? Vậy ngậm thứ này liệu có giúp ích đủ nhiều so với chi phí bệnh nhân bỏ ra không???”

Có lẽ, những câu hỏi đó cứ ám ảnh trong thâm tâm tôi, và thôi thúc tôi đi tìm những giải pháp thực sự mang lại nhiều lợi ích so với chi phí hơn cho người bệnh. Rồi dịch Cúm Tàu bùng phát vào đúng lúc tôi đã có cơ hội tiếp cận với nhiều công nghệ mới, nhiều giải pháp thuần Việt hơn cho vấn đề Tai Mũi Họng. Và #Súc_họng_miệng_PlasmaKare là một giải pháp tuyệt vời tôi muốn mang tới cho những người bệnh TMH ở Việt Nam vì nó vừa giúp điều trị tại chỗ hiệu quả các trường hợp Viêm họng cấp do virus, cả vi khuẩn, vừa giúp diệt vi khuẩn kháng thuốc, vừa giúp phòng bệnh cho người dễ bị mắc…. một cách thức quá toàn diện cho người bệnh viêm họng, viêm tai giữa vì đa số trường hợp viêm tai giữa do viêm họng gây ra, nên xử lý sớm và tốt vùng họng sẽ ngăn chặn gần như hoàn toàn nguy cơ viêm tai giữa.

Vì đây là một giải pháp quá tốt, quá hữu ích cho người bệnh, mà lại từ trí tuệ của người Việt, do 3 nhóm nhà khoa học làm việc độc lập để hình thành công thức, nguyên liệu độc nhất vô nhị tại Việt Nam nên tôi không thể không sử dụng nó cho một bệnh nhân thâm niên là chính mình. Mỗi sáng dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ tôi súc họng kỹ 1 lần. Mỗi lần chớm bị hoặc ngay cả khi viêm họng cấp, tôi chỉ tăng số lượng súc hàng ngày lên là đủ giải quyết vấn đề tại họng rồi.

Thật may mắn, từ đầu mùa lạnh tới giờ, tôi không phải dùng tới 1 viên kháng sinh nào, không phải tốn 1 viên medrol nào và hoàn toàn không cần dùng thuốc điều trị viêm họng, hoàn toàn thoát khỏi Viêm tai giữa.

  • NHÂN – QUẢ ở đây là gì? Rất đơn giản, đó là vì tôi chỉ quan tâm, quan tâm chân thành tới việc giúp cho những bệnh nhân tai mũi họng thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh mũi họng, viêm tai giữa, cúm… bằng trí thức có được, và sự quyết tâm, đánh đổi rất nhiều thứ trong đó có nhiều, rất nhiều tài sản cá nhân để xây dựng một sản phẩm tuyệt vời cho vấn đề của người bệnh, trong số đó có cá nhân tôi. Và tôi được tự do khỏi kháng sinh cho vấn đề tai mũi họng, tự do khỏi cúm, tự do khỏi những đợt ốm trầy chật để làm việc và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn nữa.

Đức Phật dạy rằng “Nếu muốn hiểu tình trạng hiện tại của một người, hãy nhìn lại những thứ họ làm trong quá khứ. Nếu muốn nhìn thấy tương lai của một người, hãy xem những hành động hiện tại của họ”. Đấy là nhân – quả.

Vậy đấy, 2 căn bệnh, 2 minh chứng cho nhân quả trong 1 góc nhìn thật nhỏ bé của cá nhân tôi. Hi vọng, mỗi người chúng ta đều có những bài học về Nhân – Quả cho riêng mình và nỗ lực sống tốt, sống chân thành và nhận lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống!

Bài viết Nhân – Quả trong cuộc sống qua một góc nhìn và hai chuyện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/nhan-qua-trong-cuoc-song-qua-mot-goc-nhin-va-hai-chuyen-122/feed/ 0 122
LOÉT LƯỠI – NỖI LO LỚN NHƯNG ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP https://nghianb.org/loet-luoi-noi-lo-lon-nhung-da-co-giai-phap-116/ https://nghianb.org/loet-luoi-noi-lo-lon-nhung-da-co-giai-phap-116/#respond Fri, 11 Dec 2020 08:34:51 +0000 https://nghianb.org/?p=116 Nhân một trường hợp Loét gốc lưỡi 2 năm dùng #Súc_họng_miệng_PlasmaKare đã hết loét trong vòng 2 tuần. Một số thông tin về loét lưỡi chia sẻ thêm với bạn đọc. Cô BN: Nghĩa à, lưỡi cô đợt này tự nhiên lại lành lại rồi. Tôi: vậy ạ, cháu cũng chỉ nghĩ nó tốt chứXem thêm

Bài viết LOÉT LƯỠI – NỖI LO LỚN NHƯNG ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhân một trường hợp Loét gốc lưỡi 2 năm dùng #Súc_họng_miệng_PlasmaKare đã hết loét trong vòng 2 tuần. Một số thông tin về loét lưỡi chia sẻ thêm với bạn đọc.

loet-luoi

Cô BN: Nghĩa à, lưỡi cô đợt này tự nhiên lại lành lại rồi.

Tôi: vậy ạ, cháu cũng chỉ nghĩ nó tốt chứ không nghĩ lại lành nhanh vậy. Cô dùng ntn?

Cô BN: vì cũng mới dùng nên cô thận trọng, cô dùng 1 ngày 3 lần, mỗi lần dùng súc kỹ và ngậm tới 1 phút vì cháu dặn 30s mà cô đau quá nên cô cứ ngậm kỹ cho nó ngấm sâu. Mỗi lần dùng sau thấy đỡ rát, đau, dễ chịu ngay. Sau khoảng 5 ngày chưa thấy liền loét mấy nhưng mà đến ngày thứ 10 thì lần này khỏi loét, khỏi cả 2 bên chứ không phải như mọi khi, cứ khỏi bên trái lại loét bên phải, hơn 2 năm rồi…. Sản phẩm này tốt thật đấy.

Tôi: Vâng, loại này số 1 về xử lý loét trên niêm mạc, không có loại nào bằng đâu cô.

Cô BN: Đợt này cô còn ăn được mắm, ăn được ít ớt, lâu lắm rồi mới dám ăn. Trộm vía, từ ngày dùng súc họng miệng của cháu, cô ăn ngon miệng lắm, tăng mấy cân rồi, kiểu này lại bị béo….

Tôi: vâng, cô béo tại cháu!

…….

TẠI SAO LOÉT LƯỠI ĐÁNG SỢ ?

Trong các trường hợp bị loét trong khoang miệng thì có lẽ loét lưỡi là một trong những thứ khiến người bệnh lo lắng đặc biệt vì dễ liên tưởng tới Ung thư nhất.

Với case mà tôi gặp lần này hiện tượng loét tái đi tái lại, thực ra là bị liên tục hơn 2 năm vết loét chuyển từ bên này lưỡi sang bên kia lưỡi chứ không hết. BN đã đi sinh thiết không thấy tế bào K, đã đi kiểm tra trong và ngoài nước và chỉ nhận được kết quả cuối cùng là loét do miễn dịch….

Điều kinh khủng khi loét lưỡi như vậy là:

  • Vô cùng đau đớn.
  • Cảm giác bất lực vì không thể làm gì để cải thiện.
  • Vô cùng tốn tiền cho các loại thuốc uống, bôi, xịt, súc… mà không cải thiện.
  • Không ăn uống được như bình thường à súc cân và dễ bị ốm.
  • ……

PHẢI LÀM GÌ KHI LOÉT LƯỠI KÉO DÀI ?

Đi thăm khám ngay tại cơ sở đa khoa uy tín vì vấn đề có thể không phải là ở Tai mũi họng, nên kết hợp nhiều chuyên khoa để kiểm tra cho bệnh nhân với nhiều chuyên gia và xét nghiệm chuyên biệt, trong đó có cả xét nghiệm K.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, chấm đặc biệt là các loại kem bôi corticoid vì có thể giảm triệu chứng nhưng dần dần không còn hiệu quả và vết loét bị rộng hơn, khó lành hơn.

Vệ sinh miệng họng thật tốt để không bị nhiễm trùng.

Tránh ăn các đồ sống, đồ mặn, đồ cay, đồ nóng.

Kiểm tra định kỳ nếu vết loét không thể liền hoặc không liền được sau 7 ngày khởi phát.

BN LOÉT GỐC LƯỠI ĐÃ ĐƯỢC TƯ VẤN  #SÚC_HỌNG_MIỆNG_PLASMAKARE NHƯ THẾ NÀO ?

Tôi vẫn hay gọi BN này của tôi là “siêu nhân” vì đây không phải người BN thông thường. Cô là một bác sỹ nổi tiếng, một diễn giả, một người thường xuyên tư vấn sức khỏe trên truyền hình, radio… nhưng lại bị mắc bệnh lạ, lưỡi cứ loét suốt ngày, trong vòng gần 3 năm, lưỡi không có lúc nào lành, hết loét trái lại loét phải, rồi ngược lại…. Sức khỏe giảm sút, nhưng cô vấn đi khám bệnh, điều trị cho bệnh nhân, vẫn đi tư vấn sức khỏe trên truyền hình, vẫn tham gia hội nghị khoa học, tham gia quản lý hội chuyên môn của Hà Nội, Việt Nam…. Vừa làm chuyên môn, vừa làm kinh tế cho cả gia đình, vừa chăm lo cơm nước, con cái…. Vậy mới nói là Siêu nhân!

suc-hong-mieng-plasmakare

Khi phát hiện ra khả năng kháng khuẩn, kháng virus, liền loét mạnh của #Súc_họng_miệng_PlasmaKare, tôi nghĩ phải đưa cô BN thử ngay lập tức với hi vọng đỡ triệu chứng, đỡ đau rát chứ không hi vọng liền được loét, vì vết loét lâu lắm rồi.

Sau khi dùng được 7 ngày không thấy cô BN phản hồi, tôi đã nghĩ rằng spham không có tác dụng như tôi nghĩ. Nhưng thật bất ngờ, ngày thứ 10 khi tôi cảm thấy sốt ruột bốc máy gọi điện cho cô BN hỏi thì cô nói “cô đang định gọi cho Nghĩa. Cái nước súc họng miệng cháu đưa cho cô tốt thật đấy….” đến đây tôi tin chắc là kết quả ngoài kỳ vọng rồi. Và kết quả như phần đầu chia sẻ trên đây.

Không thể chia sẻ quá nhiều về bí kíp công thức Súc họng miệng PlasmaKare vì đây là bản quyền trí tuệ của tập thể bao gồm Viện nghiên cứu công nghệ, Đội ngũ R&D Innocare Pharma và Đội ngũ bào chế giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, tới giờ, sau hơn 3 hội nghị khoa học đã thực hiện trên toàn Việt Nam, sau khi test qua trên dưới 10 loại Súc miệng, Súc họng tại Việt Nam… Tôi có thể tự hào khẳng định những cái nhất của Súc họng miệng PlasmaKare chia sẻ tới những người bạn.

  1. Liền loét tốt nhất.
  2. Công thức độc đáo và duy nhất.
  3. Diệt vi khuẩn kháng thuốc đã test duy nhất.
  4. Diệt virus đã test ổn nhất
  5. Chống viêm đã test ổn nhất
  6. Hương vị êm dịu dễ dùng, dễ tuân thủ nhất kể cả súc sâu xuống họng cũng không bị khó chịu, không để lại mùi hóa chất sau khi súc xong.
  7. Được tin tưởng và yêu quý nhất bởi chuyên gia và người bệnh.

Hình ảnh cô BN bên phải bức ảnh cùng tác giả.

DS. Nghĩa

Bài viết LOÉT LƯỠI – NỖI LO LỚN NHƯNG ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/loet-luoi-noi-lo-lon-nhung-da-co-giai-phap-116/feed/ 0 116
Kịch bản thế giới năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 https://nghianb.org/kich-ban-the-gioi-nam-2021-trong-boi-canh-dich-covid-19-100/ https://nghianb.org/kich-ban-the-gioi-nam-2021-trong-boi-canh-dich-covid-19-100/#respond Mon, 12 Oct 2020 16:28:47 +0000 https://nghianb.org/?p=100 Sau đây là những ảnh dự đoán của các chuyên gia về những ảnh hưởng trong các tháng, năm tiếp theo của đại dịch Coronavirus. Từ năm 2021 trở đi. Ai nên đọc thông tin này Nhà hoạch định chính sách. Doanh nghiệp. Ngành y tế. Và tất cả những ai quan tâm tới cáchXem thêm

Bài viết Kịch bản thế giới năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Sau đây là những ảnh dự đoán của các chuyên gia về những ảnh hưởng trong các tháng, năm tiếp theo của đại dịch Coronavirus. Từ năm 2021 trở đi.

dich-covid-2021

Ai nên đọc thông tin này

  • Nhà hoạch định chính sách.
  • Doanh nghiệp.
  • Ngành y tế.
  • Và tất cả những ai quan tâm tới cách đối phó với những điều có thể xảy đến.

Tính tới tháng 6 năm 2021 (năm sau). Thế giới đã ở trong đại dịch 1,5 năm. Virus Corana tiếp tục lan rộng nhưng chậm hơn, âm ỉ hơn; lệnh đóng cửa gián đoạn là tình trạng bình thường mới. Một loại vắc xin có hiệu lực bảo vệ trong vòng 6 tháng được thông qua, tuy nhiên, nó có thể được phân phát với tốc độ chậm. Có khoảng 250 triệu người trên thế giới mắc Covid-19 và 1,75 triệu người chết.

Những kịch bản như thế này có thể là một tưởng tượng về việc COVID-19 sẽ ra sao. Trên khắp thế giới, các nhà dịch tễ học đang xây dựng các dự báo ngắn hạn và dài hạn để có thể chuẩn bị đối phó làm giảm sự lây lan và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Mặc dù các dự báo và khung thời gian của họ có khác nhau, nhưng, cơ bản các nhà hoạch định mô hình đều thống nhất với nhau ở 2 điểm:

  1. Dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục tồn tại.
  2. Tương lai dịch bệnh COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố chưa biết, bao gồm việc khả năng con người có thể phát triển miễn dịch chống lại virus hay không, yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng tới sự lây lan của virus hay không, và quan trọng nhất là các lựa chọn của những Chính phủ và cá nhân.

“Nhiều khu vực đang đóng cửa và nhiều khu uvwjc không đóng cửa. Chúng ta chưa thực sự biết điều gì có thể xảy đến,” Rosalind Eggo, một nhà chuyên gia xây dựng mô hình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa vệ sinh và nhiệt đới Luân Đôn, Vương quốc Anh (LSHTM) cho biết.

“Tương lai sẽ rất phụ thuộc vào mức độ trộn lẫn xã hội và biện pháp phòng tránh mà chúng ta thực hiện,” Joseph Wu, một nhà hoạch định mô hình bệnh tật tại Đại học Hồng Kong nói. Các mô hình và băng chứng gần đây từ các đợt đóng cửa đã gợi ý rằng những thay đổi trong hành vi có thể giúp làm giảm nguy cơ lây lan của COVID-19 nếu hầu hết, không nhất thiết là tất cả, mọi người tuân thủ.

dich-covid-2021-2

Khán giả xem phim tại Hàng Châu, Trung Quốc, theo sau tình trạng bình thường mới về khoảng cách và đeo khẩu trang.

Cuối tháng 7, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận đã vượt con số 15 triệu trên toàn cầu, với khoảng 650,000 ca tử vong. Lệnh đóng cửa đang dần được gỡ bỏ ở nhiều nước trên thế giới, khiến cho nhiều người cho rằng, đại dịch đang dần kết thúc, Yonatan Grad, một nhà Dịch tễ học tại Harvard T.H.Chan Trường sức khỏe cộng đồng ở Boston, Masachusetts. “Nhưng điều đó không đúng. Dịch bệnh sẽ còn ở lại với chúng ta lâu dài”

Nếu miễn dịch với virus hết sau ít hơn 1 năm, ví dụ vậy, tương tự như các loại coronavirus trên người khác trong chu kỳ, điều đó có nghĩa là mỗi năm sẽ có những đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 tới 2025 và có thể sau đó nữa. Trong bài viết này, tạp chí Nature khám phá những điều mà khoa học cho rằng sẽ xảy ra trong những tháng và những năm tiếp theo.

Điều gì xảy ra trong tương lai gần ?

Đại dịch COVID-19 không diễn ra như nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới. Những quốc gia như Trung Quốc, New Zealand và Rwanda có tỷ lệ mắc thấp sau khi đóng cửa trong những khoảng thời gian khác nhau và đang gỡ bỏ dần những hạn chế trong khi theo dõi các đợt bùng phát. Ở các nơi khác, như ở Hoa Kỳ và Brazil, các ca mắc tăng nhanh chóng sau khi chính phủ nhanh chóng gỡ bỏ lệnh phong tỏa hoặc chưa bao giờ kích hoạt lệnh đóng cửa trên toàn quốc.

Nhóm thứ hai khiến cho các nhà hoạch định mô hình cảm thấy lo lắng. Ở Nam Phi, nơi đứng thứ 5 thế giới về tổng số mắc COVID-19, một nhóm các nhà hoạch định mô hình ước tính đất nước này có thể đạt đỉnh dịch vào tháng 8 hoặc tháng 9, với khoảng 1 triệu ca mắc mới và tích lũy khoảng 13 triệu ca mắc cho tới tháng 11 năm 2020. Về nguồn lực bệnh viện, “chúng ta đã quá ngưỡng chăm sóc của một số khu vực, và tôi nghĩ rằng kịch bản tốt nhất cho chúng ta không phải một kịch bản tốt”, Juliet Pulliam, giám đốc Trung tâm mô hình và phân tích dịch tễ học Nam Phi tại Đại học Stellenbosch.

Tuy nhiên, có những tin tức tốt lành khi tình trạng phong tỏa dỡ bỏ. Bằng chứng sớm gợi ý rằng những thay đổi trong hành vi cá nhân, ví dụ như rửa tay, đeo khẩu trang, tiếp tục được duy trì ngay cả sau khi tình trạng đóng cửa nghiêm ngặt được gỡ bỏ, giúp ngăn chặn các làn sóng lây nhiễm. Trong một báo cáo tháng 6 năm 2020, một nhóm tại Trung tâm MRC về Phân tích các bệnh truyền nhiễm toàn cầu tại Đại học Hoàng Gia Luân Đôn thấy rằng trong số 53 quốc gia bắt đầu mở cửa, không thấy các đợt bùng phát bệnh dịch lớn như đã dự đoán bởi các dữ liệu trước đó. “Có vẻ như chúng ta đã đánh giá thấp hơn khả năng thay đổi hành vi rửa tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Không có điều gì giống như đã từng xảy ra trước đây,” Samir Bhatt, một chuyên gia dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm, Đại học Hoàng Gia Luân Đông và một đồng tác giả của nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu về điểm nóng của virus đang nghiên cứu chi tiết hơn xem những hành vi này có ích như thế nào. Tại Đại học Anhembi Morumbi ở Sao Paulo, Brazil, Nhà y sinh học tính toán Osmar Pinto Neto và các đồng nghiệp chạy hơn 250,000 mô hình toán học về chiến lược giữ khoảng cách xã hội được mô tả như duy trì liên tục, ngắt quãng hoặc “giảm dần” – với những hạn chế giảm theo từng gia đoạn – bên cạnh những can thiệp hành vi như đeo khẩu trang và rửa tay.

dich-covid-2021-3

Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng nếu 50-65% mọi người cảnh giác trong cộng đồng, các biện pháp về cách ly xã hội giảm dần mỗi 80 ngày có thể giúp ngăn chặn các đợt đỉnh dịch trong 2 năm tiếp theo. “Chúng ta sẽ cần phải thay đổi văn hóa tương tác giữa người với người,”, Neto nói. Nói chung, tin tốt lành là ngay cả khi không có biện pháp xét nghiệm hoặc vắc xin, điều chỉnh hành vi có thể giúp tạo ra khác biệt đáng kể về khả năng lây nhiễm của bệnh dịch, ông nói.

Một nhà xây dựng mô hình bệnh truyền nhiễm khác là Jorge Velasco-Hernandez tại Đại học tự động hóa quốc gia Mexico ở Juriquilla và các cộng sự cũng kiểm tra so sánh giữa các biện pháp bảo vệ cá nhân và biện pháp phong tỏa. Họ thấy rằng, nếu 70% dân số Mexico cam kết các biện pháp bảo vệ cá nhân như rửa tay và đeo khẩu trang theo sau việc đóng cửa tự nguyện mà bắt đầu vào cuối tháng 3 năm 2020, thì đợt dịch của đất nước có thể giảm sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng tháng. Tuy nhiên, chính phủ gỡ bỏ biện pháp phong tỏa vào ngày 1 tháng 6 thay vì nới lỏng dần, các ca tử vong hàng tuần do COVID-19 đã không thay đổi. Nhóm của Velasco-Hernandez nghĩ rằng hai kỳ nghỉ công cộng đóng vai trò như hai sự kiện siêu lây nhiễm, là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc tăng cao ngay trước khi chính phủ gỡ bỏ lệnh hạn chế.

Giãn cách xã hội có thể sẽ cần được ban hành gián đoạn trong nhiều năm để ngăn chặn đỉnh dịch COVID-19

Ở các khu vực COVID-19 dường như đang giảm, các nhà nghiên cứu nói rằng phương án tốt nhất là giám sát cẩn thận bằng cách xét nghiệm và cách ly các ca nhiễm, theo dõi tiếp xúc của các ca nhiễm đó. Đây là cách làm ở Hồng Kông, “Chúng tôi thử nghiệm, theo dõi và điều chỉnh một cách từ từ”. Ông Wu cũng hi vọng rằng chiến lược này sẽ giúp ngăn chặn các đợt bùng dịch lớn, trừ khi các phương tiện bay mang tới số lượng đáng kể các ca nhiễm được nhập khẩu từ bên ngoài vào.

dich-covid-2021-4

Nhưng chính xác là bao nhiêu tiếp xúc cần theo dõi và cách ly để ngăn dịch bùng phát hiệu quả? Một phân tích bởi nhóm làm việc COVID-19 ở Trung tâm mô hình toán học bệnh truyền nhiễm tại LSHTM mô phỏng các đợt dịch mới bùng phát ở mức lây lan khác nhau, bắt đầu từ 5, 20 hoặc 40 ca khởi đầu. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng theo dõi tiếp xúc phải rất nhanh chóng và sâu rộng – theo dõi tới 80% tiếp xúc trong một vài ngày – đẻ có thể kiểm soát được đợt dịch. Nhóm nghiên cứu hiện tại đang đánh giá hiệu quả của việc theo dõi tiếp xúc bằng kỹ thuật số và bao lâu là khả thi để cách ly những người phơi nhiễm, đồng tác giả Eggo cho biết. “Tìm kiếm sự cân bằng giữa chiến lược thực tế mà mọi người có thể tuân thủ và những chiến lược để kiểm soát dịch bệnh, thực sự rất quan trọng.”

Theo dõi 80% lượng tiếp xúc là điều gần như không khả thi trong các khu vực đang phải vật lộn với hàng nghìn ca mắc mới mỗi tuần – và tồi tệ hơn, số lượng ca mắc cao nhất theo báo cáo có vẻ như cũng thấp hơn so với thực tế. Một ấn bản tháng 6 trước khi in từ nhóm của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge phân tích dữ liệu xét nghiệm COVID-19 từ 84 quốc gia gợi ý rằng số ca nhiễm thực tế cao hơn 12 lần và số ca tử vong cao hơn 50% so với các số liệu báo cáo chính thức. “Có rất nhiều ca bệnh thực tế ngoài kia nhiều hơn số liệu đã chỉ ra. Hậu quả là, nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ,” John Sterman, đồng tác giả của nghiên cứu và là Giám đốc của MIT System Dynamics Group.

Tới giờ, các nỗ lực giảm thiểu, như giãn cách xã hội, miễn là còn có thể thì cần tiếp tục thực hiện để ngăn chặn đợt bùng phát dịch lớn lần thứ hai, theo Bhatt. “Cho tới những tháng mùa đông, mọi điều có thể trở nên nguy hiểm hơn trở lại.”

Điều gì sẽ xảy ra khi mùa lạnh tới ?

Cho tới giờ thì chúng ta đã thấy rõ ràng rằng mùa Hè không đồng nghĩa với việc có thể ngăn chặn virus, nhưng thời tiết ấm có thể khiến cho virus dễ dàng ngăn chặn trong khu vực ôn đới. Những khu vực lạnh hơn vào nửa cuối năm 2020, các chuyên gia nghĩ rằng có thể sẽ bị gia tăng mức độ lây nhiễm bệnh.

Có nhiều loại virus hô hấp trên người – Cúm, các loại Coronavirus gây bệnh trên người và virus hợp bào hô hấp (RSV) – tuân theo những biến động theo mùa, dễ bùng phát vào mùa đông, do đó virus SARS-CoV-2 có thể sẽ bùng phát theo. “Tôi nghĩ rằng tỷ lệ mắc SARS-CoV-2 và hậu quả của bệnh sẽ trầm trọng hơn vào mùa đông,” Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch sinh học tại Đại học Y khoa Yale ở New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ, cho biết. Các bằng chứng gợi ý rằng không khí khô của mùa Đông giúp tăng độ ổn định và khả năng lây nhiễm của các virus hô hấp, và miễn dịch hô hấp lại bị suy giảm bởi không khí khô, bà bổ sung.

Thêm vào đó, không khí lạnh hơn khiến cho mọi người có xu hướng ở trong nhà, nơi mà virus dễ dàng lây nhiễm qua các giọt bắn hơn, Richard Neher, một nhà sinh học tính toán tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho biết. Các mô phỏng của nhóm Neher cho thấy sự thay đổi mùa có ảnh hưởng tới khả năng phát tán của virus và có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh ở các quốc gia Bắc bán cầu (Trong đó có Việt Nam) vào mùa đông này trở nên khó khăn hơn.

Trong tương lai, các đợt dịch SARS-CoV-2 có thể trở lại theo những đợt trong mùa đông. Nguy cơ đối với những người đã mắc COVID-19 có thể sẽ giảm đi, giống như là với Cúm, tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào tốc độ tồn tại miễn dịch với Coronavirus trong cơ thể, Neher cho hay. Hơn nữa, sự kết hợp giữa COVID-19 với Cúm và Virus hợp bào hô hấp trong mùa Thu, Đông có thể là một thách thức mới, Velasco-Hernandez, người đang thiết lập mô hình tương tác giữa các loại virus với nhau cho biết.

dich-covid-2021-5

Cho tới giờ vẫn chưa biết được rằng nhiễm virus với các loại Coronavirus khác có giúp cho người bệnh có bất kỳ khả năng bảo vệ nào trước SARS-CoV-2 hay không. Theo 1 nghiên cứu nuôi cấy tế bào có liên quan tới virus SARS-CoV-2 và gần giống với virus SARS-CoV, các kháng thể từ một Coronavirus có thể bám được lên các loại Coronavirus khác, nhưng không có khả năng bất hoạt hoặc trung hòa virus.

Để kết thúc đại dịch, virus SARS-CoV-2 phải bị loại bỏ hoàn toàn trên thế giới – điều mà hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng gần như không thể vì mức độ lây lan rộng rãi của nó – hoặc một cách khác là cơ thể con người phải được trang bị miễn dịch chống lại virus hay một loại vắc xin. Ước tính phải có 55-80% dân số phải được miễn dịch để có thể chấm dứt được dịch bệnh này, phụ thuộc vào từng quốc gia.

Thật không may là, các khảo sát bước đầu gợi ý rằng sẽ còn cả một chặng đường dài để đi với dịch bệnh COVID-19. Các ước tính từ các xét nghiệm kháng thể – xét nghiệm giúp phát hiện xem người đó có bị phơi nhiễm với virus và tạo thành kháng thể chống virus hay chưa – chỉ ra rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ những người bị mắc, và mô hình bệnh tật được thiết kế dựa trên số liệu này. Một nghiên cứu trên 11 quốc gia Châu Âu đã tính toán tỷ lệ mắc từ 3-4% cho tới 4 tháng 5 năm 2020. Ở Hoa Kỳ, nơi có hơn 150,000 ca tử vong vì COVID-19, một khảo sát trên hàng nghìn mẫu huyết thanh, phối hợp cùng CDC Hoa Kỳ, đã thấy rằng kháng thể cho trong từ 1-6,9% mẫu, tùy theo từng khu vực lấy mẫu.

Điều gì sẽ xảy đến vào năm 2021 và sau đó ?

Tình hình đại dịch COVID-19 trong năm sau sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự xuất hiện của một loại vắc xin, và thời gian mà miễn dịch cơ thể chống virus SARS-CoV-2 còn tồn tại sau khi được tiêm vắc xin hoặc sau khi phục hồi khi bị bệnh. Nhiều loại vắc xin cho các bệnh khác có khả năng bảo vệ tới hàng thập kỷ – chẳng hạn như vắc xin sởi hay bại liệt – trong khi có những loại vắc xin như ho gà và cúm, nhanh chóng hết hiệu lực bảo vệ. Tương tự vậy, một vài loại miễn dịch do virus có thể tồn tại lâu dài, một vài loại khác chỉ thoáng qua. “Tổng ca mắc SARS-CoV-2 tới 2025 sẽ phụ thuộc mật thiết vào thời gian tồn tại kháng thể này,” Grad, nhà nghiên cứu dịch tễ học Harvard và các cộng sự viết trên 1 nghiên cứu tháng 5 năm 2020.

Các nhà nghiên cứu cho tới nay biết rất ít về thời gian tồn tại của miễn dịch chống SARS-CoV-2. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân COVID-19 sau hồi phục thấy rằng kháng thể trung hòa virus duy trì 40 ngày kể từ khi bắt đầu nhiễm; một vài nghiên cứu khác gợi ý rằng nồng độ kháng thể giảm sau một vài tuần hoặc tháng. Nếu COVID-19 có đặc điểm giống như SARS, kháng thể có thể duy trì nồng độ cao duy trì tới 5 tháng, và sau đó giảm dần 2-3 năm. Tuy nhiên, việc sản sinh kháng thể không phải là cách thức duy nhất bảo vệ bằng miễn dịch; tế bào nhớ B và T cũng có tác dụng chống lại virus trong tương lai, và ít được biết về vai trò hơn trong nhiễm SARS-CoV-2 cho tới nay. Để có câu trả lời rõ ràng hơn về miễn dịch, các nhà nghiên cứu cần phải theo dõi một số lượng lớn người trong một thời gian dài, theo Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm chính sách và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở Đại học Minnesota, Minneapolis. “Chúng ta vẫn phải chờ đợi”

dich-covid-2021-7

Nếu tình trạng nhiễm bệnh tiếp tục tăng nhanh mà không có vắc xin hoặc không có khả năng miễn dịch kéo dài, , “chúng ta sẽ thấy những đợt lây nhiễm lớn, đều đặn của virus”, Grad cho hay. Trong tình huống đó, virus có thể trở thành đặc hữu, Pulliam cho hay. “Điều đó thực sự rất đau đớn.” Và sẽ không thể tưởng tượng được: sốt xuất huyết, một loại bệnh có thể phòng và điều trị được mà còn giết chết tới 400,000 người mỗi năm. “Kịch bản xấu nhất này đang xảy ra ở nhiều quốc gia với những bệnh có thể phòng ngừa, cướp đi rất nhiều sinh mạng mỗi năm,” Bhatt nói.

Nếu virus SARS-CoV-2 tạo ra miễn dịch ngắn hạn – tương tự với hai loại Coronavirus khác trên người, OC43 và HKU1, miễn dịch hết sau 40 tuần – sau đó người có miễn dịch lại bị nhiễm bệnh trở lại và có thể sẽ có các đợt dịch bùng phát hàng năm, nhóm nghiên cứu Harvard gợi ý. Một báo cáo bổ sung CIDRAP, dựa trên các xu hướng từ 8 tuần sau đại dịch COVID-19 toàn cầu, chỉ ra rằng hoạt động của COVID-19 còn rõ rệt sau 18-24 tháng tới, bất chấp có thể giảm được các đỉnh dịch hoặc giảm được dần dần khả năng lây nhiễm của bệnh. Mặc dù vậy, kịch bản này vẫn chỉ là phán đoán, bởi vì đại dịch này cho tới nay không tuân theo các đặc điểm của đại dịch Cúm, Osterholm nói. “Chúng ta ở trong đại dịch Coronavirus mà chưa từng có tiền lệ.”

dich-covid-2021-6

Một khả năng khác là miễn dịch với SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài. Trong tình huống đó, kể cả không có vắc xin, sau khi dịch bệnh càn quét qua toàn thế giới, virus sẽ tự biến mất vào năm 2021. Tuy nhiên, nếu miễn dịch chỉ trung bình, tồn tại trong khoảng 2 năm, virus có thể nhìn như thể đã biến mất, tuy nhiên, nó có thể tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2024, nhóm nghiên cứu Harvard nói.

Dự đoán đó, tuy nhiên, không bao gồm khả năng phát triển thành công được loại vắc xin hiệu quả. Thực tế thì có vẻ như sẽ có loại vắc xin trong tương lai, dựa vào số lượng tiền và nỗ lực khổng lồ đổ vào nghiên cứu trong mảng này và thực tế là có một số ứng viên vắc xin đang được thử trên người, Velasco Hernadez cho hay. Tổ chức Y tế thế giới liệt kê 26 loại vắc xin COVID-19 hiện tại đang thử nghiệm trên người, và 12 loại đang ở pha thứ II và 6 loại ở pha III. Kể cả vắc xin không mang lại hiệu quả bảo vệ toàn diện thì nó cũng có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ nhập viện, Wu nói. Dù vậy, sẽ cần nhiều tháng để có thể phân phát được loại vắc xin đó.

COVID-19 sẽ tác động khác nhau tới các khu vực khác nhau. Những khu vực có dân số già có thể số lượng ca mắc nhiều hơn vào các giai đoạn cuối của dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ nhạy cảm của trẻ em và người dưới 20 tuổi với COVID-19 chỉ bằng 1 nửa so với nhóm lớn tuổi hơn.

Có một điều rằng mỗi quốc gia, thành phố và cộng đồng bị đại dịch tràn tới là bình thường. Có nhiều thứ về virus mà chúng ta chưa hề biết tới, cho tới khi chúng ta chưa có đủ dữ liệu tốt hơn thì còn rất nhiều thứ thiếu chắc chắn.

Bài gố: https://www.nature.com/articles/d41586-020-02278-5

 

Bài viết Kịch bản thế giới năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/kich-ban-the-gioi-nam-2021-trong-boi-canh-dich-covid-19-100/feed/ 0 100