• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Nghĩa NB

Blog cá nhân của Nghĩa NB

  • Trang chủ
  • Y học & Khoa học
  • Chủ nghĩa khắc kỷ
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Kinh doanh
  • Nhật ký vu vơ
    • Sách hay
    • Nơi tôi đi
Trang chủ » Y học & Khoa học » Dữ liệu đầu tiên về hiệu quả vắc xin trên biến chủng Ấn Độ

Dữ liệu đầu tiên về hiệu quả vắc xin trên biến chủng Ấn Độ

Các nhà nghiên cứu từ Anh thử nghiệm hiệu quả của Vắc xin Pfizer và vắc xin AstraZeneca. Thông tin đăng trên medpagetoday.com giúp chúng ta có những cái nhìn đầu tiên về hiệu quả thực sự của hai loại vắc xin Covid-19 phổ biến hiện nay của Pfizer và AstraZeneca.

covid_19_bien_chung_an_do

Cả vắc xin của Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả trên bệnh lý COVID có triệu chứng của biến chủng B.1.617.2, hay còn gọi là biến chủng Ấn Độ, các nhà nghiên cứu tại nước Anh phát hiện.

Hai mũi tiêm của vắc xin Covid-19 của Pfizer có hiệu quả bảo vệ 87.9% (dao động từ 78.2% – 93.2%) trước biến chủng Ấn Độ, trong khi đó hai liều của vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống biến chủng khoảng 59.8%, theo báo cáo của Jamie Lopez Bernal, Giáo sư Sức khỏe cộng đồng Anh quốc tại Luân Đôn, cùng với cộng sự.

Hiệu quả của vắc xin sau khi tiêm 1 mũi đối với chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ) thì đều khoảng 33% đối với cả 2 loại vắc xin nói trên.

“Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về hiệu quả của vắc xin với biến chủng Ấn Độ B.1.617.2,” tác giả viết.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nghiên cứu xét nghiệm âm tính – chứng, với dữ liệu về tình trạng tiêm chủng từ tới 16 tháng 5 năm 2021 và xét nghiệm PCR từ 26 tháng 10 năm 2020 tới 16 tháng 5 năm 2021. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng giải trình tự gen hoặc một thử nghiệm đặc hiệu để xác định biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ) và B.1.1.7 (biến chủng Anh).

Các tác động của hai loại vắc xin được định nghĩa bởi các triệu chứng xuất hiện sau 21 ngày kể từ mũi tiêm thứ nhất cho tới mũi tiêm thứ hai được thwujc hiện, và 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai.

Nhìn chung, 12,675 trường hợp được giải trình tự, 11,621 người mang biến chủng B.1.1.7 và 1,054 người mắc biến chủng B.1.617.2. Các trường hợp mắc biến chủng Ấn Độ có tỷ lệ nữ cao hơn, tỷ lệ cao hơn cũng nằm ở nhóm dân cư Ấn Độ hoặc Anh Ấn hoặc có nguồn gốc châu Á, cũng như những người nước ngoài (nước Anh) và mới mắc.

Hiệu quả kết hợp của hai loại vắc xin là 51.5% với biến chủng B.1.1.7. Tuy nhiên, sau hai liều vắc xin Pfizer, hiệu quả bảo vệ trước biến chủng B.1.1.7 là 93.4% (trung bình từ 90.4% – 95%) so với 66.1% (trung bình từ 54% – 75%) với hai liều vắc xin AstraZeneca.

Hiệu lực bảo vệ giảm của vắc xin AstraZeneca lớn hơn (OR 1.48, 95% Cl 1.18-1.87) so với vắc xin Pfizer (OR 1.17, 95% Cl 0.82-1.67).

“Phát hiện này cho thấy rằng hiệu quả của vắc xin giảm nhẹ,” tác giả viết. “Tuy nhiên, hiệu quả rõ ràng của cả hai loại vắc xin được ghi nhận ở mức độ cao sau khi tiêm đủ 2 mũi.”

Sự giới hạn trong dữ liệu bao gồm việc đây là một nghiên cứu quan sát, vì vậy các yếu tố gây nhiễm không được đo lường có thể xảy ra, như sự khác biệt về dân cư được tiêm từng loại vắc xin. Các nhà khoa học cũng ghi chú về mức độ nhạy cảm thấp hoặc tính đặc hiệu thấp của xét nghiệm PCR có thể khiến việc phân loại dương tính, âm tính nhầm.

Tải bản blueprint nghiên cứu đầy đủ tại đây: Effectiveness of COVID-19 vaccines against the B.1.617.2 variant

Theo: benh.vn

Bài viết liên quan:

  • Kịch bản thế giới năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19
  • Phỏng vấn DS. Nghĩa về Nano bạc, TSN và PlasmaKare – Những thắc mắc thường gặp
  • Nhân – Quả trong cuộc sống qua một góc nhìn và hai chuyện
  • QUÊN TRUYỆN CỔ TÍCH ĐI VÌ THẾ GIỚI CHÚNG TA ĐANG SỐNG CHÍNH LÀ CÕI DIỆU KỲ

Reader Interactions

Ý kiến của bạn Hủy

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Thẻ

AI Bài học cuộc sống ChatGPT Chủ nghĩa khắc kỷ Chữ Hán Chứng khó đọc Covid-19 Cuộc sống Danh nhân Doanh nhân DS Nghĩa Dạy con Dạy trẻ Evergrande Giáo dục Google Bard Google Gemini Hạnh phúc Innocare Khoa học Kinh doanh Life lessons Long Thọ Lá đu đủ Lối sống nghianb Nghệ thuật tư duy Người nổi tiếng Nhật ký Nhật ký vu vơ Phật giáo PlasmaKare Stoicism Sách hay Sốt xuất huyết Sự lựa chọn Thiên tri mệnh Thuốc cho PNCT và CCB Thời gian Triết lý sống Trung đạo Tài chính Tâm linh Tư vấn thuốc Y học

Footer

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Bài viết mới

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Contact me

Nghĩa NB