• Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Nghĩa NB

Blog cá nhân của Nghĩa NB

  • Trang chủ
  • Y học & Khoa học
  • Chủ nghĩa khắc kỷ
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Kinh doanh
  • Nhật ký vu vơ
    • Sách hay
    • Nơi tôi đi
Trang chủ » Y học & Khoa học » Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ?

Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ?

PNCT và CCB vẫn có thể bị Zona, Herpes… Thói thường vẫn có thể bôi Thuốc Aciclovir hoặc/và uống. Nhiều người cho rằng, bôi loại này vẫn an toàn cho cả PNCT, CCB. Một số người loay hoay tìm giải pháp thay thế. Vậy thế nào đúng, thuốc Aciclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ?

thuoc_acyclovir_boi_va_uong

Phân loại mức độ an toàn cho PNCT của Thuốc Aciclovir: B3

Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: thuốc kháng virus.

Tên hoạt chất: acyclovir.

Biệt dược chứa Acyclovir: Acirax, Acyvir, Azalovir, Dovirex, Kemivir, Lacovir, Osafovir.

Chỉ định của thuốc Acyclovir

Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (typ 1 và typ 2) lần đầu và tái phát ở niêm mạc – da (viêm miệng, lợi, bộ phận sinh dục), viêm não – màng não, ở mắt (viêm giác mạc).

Zona, dự phòng biến chứng mắt do Zona mắt.

Một số chỉ định khác như: nhiễm virus Varicella Zoster, thủy đậu.

Chống chỉ định của thuốc Acyclovir

Mẫn cảm với thuốc hoặc một số thành phần của thuốc.

Liều và cách dùng của thuốc Acyclovir

Điều trị càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Dùng thuốc Acyclovir qua đường uống: liều uống thay đổi tùy chỉ định.

Nhiễm Herpes simplex tiên phát: 200 mg/lần, 5 lần/ngày, 5 – 10 ngày, có thể tăng đến 400 mg/lần nếu có suy giảm miễn dịch.

Liều dự phòng tái phát nhiễm Herpes simplex tùy tần số tái phát.

Thủy đậu, Zona: 800 mg/lần, 5 lần/ngày, 5 – 7 ngày hoặc tới 10 ngày.

Dùng thuốc Acyclovir đường qua da (dạng thuốc mỡ):

Bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần, 5 – 6 lần/ngày, từ 5 – 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng

Chuyển hóa của thuốc Acyclovir

Aciclovir hấp thu kém qua đường uống, sinh khả dụng 10 – 20 %, phân bố rộng trong dịch cơ thể và cơ quan. Thuốc chậm thải trừ hơn ở bệnh nhân giảm chức năng thận. Khi bôi lên da, thuốc hấp thu rất ít.

Thuốc dùng đường uống qua được hàng rào nhau thai.

Thuốc phân bố được vào sữa mẹ với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ.

Độc tính của thuốc Acyclovir

Độc tính của thuốc Acyclovir trên phụ nữ có thai

Một số bằng chứng hiện tại trên người không cho thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ dùng acyclovir trong thời kỳ mang thai. Sử dụng acyclovir tại chỗ điều trị herpes cũng không cho thấy tác hại nào.

Độc tính của thuốc Acyclovir trên phụ nữ cho con bú

Chưa quan sát thấy các triệu chứng độc tính trên trẻ bú mẹ, và ngay cả kể sử dụng acyclovir trên trẻ sơ sinh cũng cho thấy dung nạp tốt. Sử dụng acyclovir tại chỗ trên diện tích da nhỏ, xa vùng cho con bú ít gây nguy hiểm với trẻ bú mẹ.

Ngay cả với liều aciclovir cao nhất ở mẹ, nồng độ aciclovir trong sữa chỉ khoảng 1% và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng.

Sử dụng thuốc Acyclovir cho Phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc Acyclovir cho phụ nữ có thai

Nếu chỉ định thuốc kháng virus đường toàn thân điều trị tình trạng nặng ở mẹ mang thai, hoặc để bảo vệ thai nhi tránh nhiễm trùng trong tử cung với lợi ích vượt trội so với nguy cơ, thuốc được ưu tiên và đánh giá tốt hơn cả đó là acyclovir hoặc valacyclovir. Acyclovir cũng là thuốc ưu tiên sử dụng điều trị tại chỗ Herpes.

Sử dụng thuốc Acyclovir cho phụ nữ cho con bú

Mặc dù aciclovir được ưu tiên hơn cả nếu có chỉ định điều trị kháng virus trong thời kỳ này nhưng vẫn nên thận trọng. Nếu có thể, nên dùng đường tại chỗ.

Có thể cho con bú khi sử dụng acyclovir tại chỗ hoặc đường toàn thân điều trị herpes. Với dạng tại chỗ, chỉ nên dùng các kem hoặc gel thân nước, tránh thuốc mỡ để hạn chế lượng parafin trong thuốc mỡ trẻ nuốt phải khi bú mẹ của trẻ.

Một số tác dụng phụ của thuốc Acyclovir: Nói chung hiếm gặp khi dùng đường uống. Hiếm gặp buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường hiếm và nhẹ, tự hết nhưng nếu có các triệu chứng nặng nên ngưng thuốc ngay.

DS. Hói

Bài viết liên quan:

  • Thuốc chống nôn Domperidone có dùng cho phụ nữ mang thai được không
  • Thuốc Alphachoay có nên dùng khi đang mang thai, cho con bú không
  • Thuốc chống dị ứng Fexofenadine có nên dùng cho bà bầu, cho con bú hay không ?
  • Góc nhìn cá nhân từ vụ bắt một bác sỹ Bv Bạch Mai tháng 9-2020

Reader Interactions

Ý kiến của bạn Hủy

Primary Sidebar

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Thẻ

AI Bài học cuộc sống ChatGPT Chủ nghĩa khắc kỷ Chữ Hán Chứng khó đọc Covid-19 Cuộc sống Danh nhân Doanh nhân DS Nghĩa Dạy con Dạy trẻ Evergrande Giáo dục Google Bard Google Gemini Hạnh phúc Innocare Khoa học Kinh doanh Life lessons Long Thọ Lá đu đủ Lối sống nghianb Nghệ thuật tư duy Người nổi tiếng Nhật ký Nhật ký vu vơ Phật giáo PlasmaKare Stoicism Sách hay Sốt xuất huyết Sự lựa chọn Thiên tri mệnh Thuốc cho PNCT và CCB Thời gian Triết lý sống Trung đạo Tài chính Tâm linh Tư vấn thuốc Y học

Footer

Chuyên mục

  • Y học & Khoa học
  • Kinh doanh
  • Tâm linh & Phật giáo
  • Sách hay
  • Nơi tôi đi

Bài viết mới

Tại sao tôi uống Cà phê đen mỗi ngày

Trải nghiệm nhịn ăn liên tục trong 4 ngày

Tìm Hiểu Về Virus Metapneumovirus (HMPV) – Mối Nguy Hiểm Đường Hô Hấp Bạn Cần Biết

Metformin – Chìa khóa mới chống lão hóa và các bệnh lý liên quan tới lão hóa

Thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị của Nhật Bản

Contact me

Nghĩa NB