Tư vấn thuốc Archives - Nghĩa NB Blog cá nhân của Nghĩa NB Sun, 23 Jul 2023 09:11:24 +0000 vi hourly 1 Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/ https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/#respond Thu, 27 Jul 2023 09:06:31 +0000 https://nghianb.org/?p=481 Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai. Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A Nhóm thuốc Dexamethason: GlucocorticoidXem thêm

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Dexamethason là một corticoid kháng viêm mạnh sử dụng trong rất nhiều bệnh lý liên quan tới viêm, miễn dịch, dị ứng. Loại thuốc này thuộc nhóm A tương đối an toàn cho phụ nữ có thai.

Dexamethasone

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai Dexamethason: NHÓM A

Nhóm thuốc Dexamethason: Glucocorticoid

Tên hoạt chất Dexamethason: Dexamethason

Biệt dược chứa Dexamethason: Dexa, Dexamethasone, Dexthason, Maxidex, Codudexon, Dectancyl

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dexamethason

Chống viêm, dị ứng, chống miễn dịch

Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kì hạn (giữa tuần 24 và 34) để thúc đẩy quá trình trưởng thành của thai (phổi, mạch máu não)

Các điều trị khác: hen cấp, dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu, phối hợp điều trị phù não, ngăn nôn và buồn nôn do hóa trị liệu

Sử dụng thuốc Dexamethason điều trị dị ứng

Chống chỉ định: Quá mẫn dexamethasone. Nhiễm nấm toàn thân, sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được.

Liều và cách dùng Dexamethason

Liều ban đầu 0.75 – 9mg/ngày tùy mức độ bệnh nặng – nhẹ.

Chuyển hóa Dexamethason

Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thả trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Dexamethason có qua được nhau thai và có bài tiết qua sữa mẹ.

Độc tính Dexamethason

Nhiều bằng chứng trên động vật cho thấy sử dụng glucocorticoid làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch ở, tuy nhiên chưa đầy đủ bằng chứng về dị tật này trên người. Một số bằng chứng khác cho thấy liều cao glucocorticoid có thể dẫn tới tăng nguy cơ chậm phát triển thai, thai sinh non cũng như hạ đường huyết, hạ huyết áp và rối loạn điện giải tạm thời ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên tác dụng còn phụ thuộc độ dài đợt dùng thuốc. Thuốc cũng có thể làm giảm trọng lượng nhau thai và trọng lượng thai nhi, ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu dùng kéo dài. Dùng liều cao glucocorticoid trong tuần thai 8 đến 11 có thể dẫn tới tật sứt hàm ếch ở trẻ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng nhưng một số cho thấy nguy cơ với trẻ bú mẹ sử dụng dexamethason.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ có thai

Điều trị dị ứng, chống viêm hoặc chống miễn dịch ưu tiên lựa chọn prednisone và prednisolone hơn do hai thuốc ít qua hàng rào nhau thai hơn. Dexamethason chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu chỉ khi lợi ích vượt trội nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Tốt nhất nếu phải sử dụng, nên sử dụng liều thấp (tính theo prednisolone là 10-15 mg/ngày) để tối thiểu nguy cơ.

Dùng trước khi đẻ non có khả năng bảo vệ chống nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi – phế quản do đẻ non.

Sử dụng Dexamethason cho phụ nữ cho con bú

Do thiếu thông tin về việc sử dụng dexamethasone trong thời kỳ cho con bú nên ưu tiên sử dụng thuốc khác, đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc sơ sinh. Lựa chọn ưu tiên hơn để điều trị toàn thân đó là: prednisolone, prednisone, methylprenisolon. Tốt nhất sau khi uống khoảng 3- 4h mới nên dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thường gặp hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu. Teo da, ban đỏ. Hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận.

Chú ý: Thận trọng khi sử dụng trên loét dạ dày tá tràng, loãng xương, suy tim, suy thận, lao, loạn tâm thần.

Bài viết Thuốc Dexamethason cho phụ nữ có thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-dexamethason-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-481/feed/ 0 481
Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/ https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/#respond Tue, 25 Jul 2023 08:59:11 +0000 https://nghianb.org/?p=477 Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu. Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt,Xem thêm

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Aspirin (Acid acetylsalicylic) là một thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đồng thời thuộc nhóm thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, có tác dụng chống đông máu.

Aspirin được phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: NHÓM C

Phân nhóm thuốc Aspirin: thuốc giảm đau salicylate, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu

Tên hoạt chất thuốc Aspirin: Aspirin (Acid acetylsalicylic)

Biệt dược chứa Aspirin: Aspegic, Aspirin, Opeaspirin, Aspilets EC, Aspifar, Ascard-75

Chỉ định thuốc Aspirin

Giảm đau nhẹ và vừa, giảm sốt, tuy nhiên do tỉ lệ cao tác dụng phụ trên tiêu hóa nên hay được thay thế bằng paracetamol.

Điều trị viêm cấp, mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp

Do tác dụng chống kết tập tiểu cầu, liều thấp sử dụng trong nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, dự phòng biến chứng tim mạch và mạch máu não như đột quỵ

Chống chỉ định thuốc Aspirin

Hen và tiền sử hen, viêm mũi hoặc mày đay do nguy cơ dị ứng aspirin. Loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy tim vừa và nặng, suy gan, xơ gan, suy thận. Bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.

Liều và cách dùng thuốc Aspirin

Giảm đau, hạ sốt: uống 300 – 900 mg, mỗi 4-6h, tối đa 4 g/ngày

Chống viêm: có thể 4 – 8 g/ngày trong viêm cấp

Ức chế kết tập tiểu cầu: 75 – 150 mg/ngày trong dự phòng dài hạn, có thể dùng liều khởi đầu 150 – 300 mg/ngày trong đợt cấp

Chuyển hóa:

Aspirin chuyển hóa chủ yếu qua gan và bài tiết qua thận ở cả dạng tự do và liên hợp.

Lượng nhỏ aspirin bài tiết vào sửa mẹ, với tỉ lệ thuốc trong sữa/huyết tương nhỏ hơn 1/10

Độc tính thuốc Aspirin

Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, việc sử dụng Aspirin phải theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc có những độc tính nguy cơ cao cho 2 đối tượng này.

Độc tính thuốc Aspirin Ở phụ nữ có thai

Dữ liệu hiện có trên người chưa cho thấy bằng chứng về tác động nghiêm trọng gây quái thai của aspirin trên thai nhi; tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao có liên quan với các dị tật cấu trúc cơ thể.

Một số bằng chứng khác trên người cho thấy sử dụng aspirin ở thời điểm thụ thai có thể liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai. Sử dụng aspirin liên tục aspirin từ tuần thai 28 trở đi có thể dẫn tới hẹp hoặc đóng sớm ống động mạch; đồng thời gây trì hoãn chuyển dạ, tăng nguy cơ chảy máu cho cả mẹ và trở sơ sinh.

Một số bằng chứng cho thấy liều thấp (50-150 mg/ngày) sử dụng ở trước tuần 16 thai kỳ có thể có lợi ích trong ngăn ngừa tăng huyết áp và tiền sản  giật thai nghén, sinh non đồng thời chưa cho thấy nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh.

Độc tính thuốc Aspirin Ở PNCCB:

Tuy aspirin có bài tiết vào sữa mẹ nhưng liều điều trị bình thường rất ít nguy cơ xảy tác tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, một số bằng chứng đơn lẻ chưa chắc chắn cho thấy trẻ bú mẹ có thể có bị nhịp tim nhanh, thở nhanh, toan chuyển hóa, rối loạn chức năng tiểu cầu và hội chứng Reye.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ có thai

Aspirin không phải thuốc giảm đau hoặc chống viêm lựa chọn ưu tiên trong mang thai. Paracetamol phù hợp hơn để giảm đau hạ sốt, còn ibuprofen còn diclofenac phù hợp hơn để điều trị viêm. Không nên sử dụng thường xuyên để giảm đau hoặc chống viêm ở 3 tháng cuối thai kì. Nếu sử dụng liên tục ở ba tháng cuối thai kỳ, cần thường xuyên đánh giá ống động mạch và lượng nước ối (phản ánh tác dụng phụ trên thận) bằng siêu âm.

Liều thấp aspirin sử dụng an toàn khi có chỉ định phù hợp của bác sỹ chuyên khoa.

Sử dụng Aspirin cho phụ nữ cho con bú

Aspirin không phải lựa chọn phù hợp để giảm đau hoặc chống viêm trong thời kỳ này, thay vào đó ưu tiên dùng ibuprofen và paracetamol. Tốt nhất nên tránh trong quá trình cho con bú. Thi thoảng sử dụng aspirin chấp nhận được, tuy nhiên tránh sử dụng kéo dài.

Liều thấp (50 – 300mg) được coi là an toàn và nếu dùng liều thấp, nên tránh cho con bú trong vòng 1 – 2h để giảm tiểu tác động phụ kháng tiểu cầu trên trẻ bú mẹ.

Một số tác dụng phụ: Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều. Với liều cao (> 3g/ngày) thường gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa: buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Tác dụng khác cũng thường găp như: mệt mỏi, ban da, mày đay, thiếu máu tan máu, khó thở, sốc phản vệ.

Bài viết Thuốc Aspirin có an toàn cho phụ nữ có thai không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-aspirin-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-khong-477/feed/ 0 477
Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/ https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/#respond Thu, 29 Jun 2023 05:06:20 +0000 https://nghianb.org/?p=458 Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào cácXem thêm

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú không dựa vào phân loại mức độ an toàn do các tổ chức uy tín phân loại. Không nhất thiết phải nhờ tới các chuyên gia mà mỗi người dùng đều có thể tự tra cứu bằng cách vào các website của bộ y tế Úc, Hoa Kỳ… Sau đây, DS. Nghĩa sẽ hướng dẫn nhận biết các mức độ an toàn của thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

thuoc-an-toan-phu-nu-co-thai-cho-con-bu

  • Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B (FDA): Thuốc đã được chứng minh không gây dị tật thai nhi trên động vật thực ngiệm. Thuốc đã được dùng cho một số lượng có hạn phụ nữ có thai và không cho thấy làm tăng tỷ lệ dị tật và gây hại cho thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B1: Thuốc được một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng, mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.
  • Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.
  • Phân loại mức độ an toàn C: thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra các tác hại lên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhưng không gây dị tật thai nhi. Các tác hại này có thể hết khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Phân loại mức độ an toàn C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.
  • Phân loại mức độ an toàn D: Thuốc gây ra, nghi ngờ gây ra hoặc dự đoán có khả năng gây ra tăng dị tật thai nhi hoặc gây tổn thương không phục hồi. Thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ dược lý.

A (FDA) – Thuốc đã dùng rộng rãi cho phụ nữ có thai, được chứng minh không gây hại, dị tật

A (Úc) – Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không. quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nguyên tắc chung khi kê đơn thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú nói riêng và cho bệnh nhân nói chung đó là dựa trên Lợi ích / Nguy cơ mà quyết định. Chính vì vậy, không phải khi nào bạn thấy thuốc nhóm an toàn cũng được bác sỹ tư vấn và ngược lại, không phải khi nào các thuốc nhóm ở giữa cùng cần phải loại bỏ khỏi đơn thuốc hoàn toàn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc thăm khám trực tiếp của thầy thuốc.

Đối với các thuốc khi mua về mà chưa được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia thì việc đưa ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho mẹ và bé sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của từng bệnh nhân.

Bài viết Cách nhận biết thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/cach-nhan-biet-thuoc-co-an-toan-cho-phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-458/feed/ 0 458
Thuốc long đờm Acetylcystein có an toàn cho PNCT và CCB không https://nghianb.org/thuoc-long-dom-acetylcystein-co-an-toan-cho-pnct-va-ccb-khong-130/ https://nghianb.org/thuoc-long-dom-acetylcystein-co-an-toan-cho-pnct-va-ccb-khong-130/#respond Thu, 07 Jan 2021 10:00:37 +0000 https://nghianb.org/?p=130 Acetylcystein là một thuốc long đờm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng acetylcystein phổ biến tới mức, nhiều người coi đây là một thuốc mặc nhiên an toàn khi sử dụng lâu dài và tự ý mua về sử dụng mỗi khi thấy có vấn đề họng, đờm… Vậy, sản phẩmXem thêm

Bài viết Thuốc long đờm Acetylcystein có an toàn cho PNCT và CCB không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Acetylcystein là một thuốc long đờm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc sử dụng acetylcystein phổ biến tới mức, nhiều người coi đây là một thuốc mặc nhiên an toàn khi sử dụng lâu dài và tự ý mua về sử dụng mỗi khi thấy có vấn đề họng, đờm… Vậy, sản phẩm này có thực sự an toàn với Phụ nữ có thai và cho con bú không?

acemuc-acetylcystein

Tổng quan thuốc Acetylcystein

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: B2

Nhóm thuốc: thuốc tiêu chất nhày, thuốc giải độc (quá liều paracetamol)

Tên hoạt chất: acetylcystein

Biệt dược: ACC, Acemuc, Acecyst, Vacomuc, Aceblue

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Acetylcystein

Thuốc Acetylcystein có chỉ định và chống chỉ định đã được nghiên cứu trong nhiều y văn.

Chỉ định:

Tiêu chất nhày trong bệnh nhày nhớt, bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn.

Giải độc quá liều paracetamol

Chống chỉ định:

Tiền sử hen (nguy cơ co thắt phế quản). Quá mẫn acetylcystein hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em < 2 tuổi.

Liều và cách dùng 

Tiêu nhày: Uống một liều 600 mg/ngày hoặc uống 200 mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Chuyển hóa và độc tính của Acetylcystein

Acetylcystein hấp thu nhanh theo đường tiêu hóa. Hiện chưa có đầy đủ thông tin chính thức về tính an toàn trên người được thử nghiệm chính thức.

Chuyển hóa:

Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, chuyển hóa ở gan và ruột, thải trừ 30% qua thận.

Chưa có thông tin đầy đủ về việc acetylcystein qua nhau thai và sữa mẹ hay không.

Độc tính

Chưa có thử nghiệm trên người chính thức nào xác nhận tính an toàn của acetylcystein. Tuy nhiên, theo các kinh nghiệm sử dụng cho tới nay, các chất tiêu đờm như acetylcystein, ambroxol, bromhexin có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không gây ra nguy cơ quái thai, ngay cả kể liều cao để giải độc paracetamol.

Thuốc dùng an toàn cho người cho con bú. Thuốc dung nạp tốt, thuốc cũng được sử dụng liều cao cho trẻ nhỏ để giải độc paracetamol và trẻ dung nạp tốt.

Acetylcystein có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không

Acetylcystein sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú được khuyến cáo trong một số trường hợp.

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Acetylcystein có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Điều trị quá liều paracetamol ở người mang thai có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở thai nhi cũng như người mẹ.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Thuốc sử dụng an toàn cho phụ nữ cho con bú. Acetylcystein, ambroxol và bromhexin đều là các thuốc lựa chọn trong thời kỳ cho con bú.

Một số tài liệu cho rằng do chưa có thông tin đầy đủ về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, nên chỉ dùng khi cần thiết và không nên cho con bú ngay sau uống thuốc.

Một số tác dụng phụ: Thuốc an toàn. Có thể gặp buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh. Ít gặp buồn ngủ hay nhức đầu.

Bài viết Thuốc long đờm Acetylcystein có an toàn cho PNCT và CCB không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-long-dom-acetylcystein-co-an-toan-cho-pnct-va-ccb-khong-130/feed/ 0 130
Thuốc chống say xe Nautamine có dùng được khi mang thai và CCB không ? (Phần 2) https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-nautamine-co-dung-duoc-khi-mang-thai-va-ccb-khong-phan-2-89/ https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-nautamine-co-dung-duoc-khi-mang-thai-va-ccb-khong-phan-2-89/#respond Wed, 07 Oct 2020 05:50:10 +0000 https://nghianb.org/?p=89 Biệt dược rất phổ biến trên thị trường hiện nay cho nhóm thuốc chống say tàu xe là Nautamin, thuốc có chứa thành phần Dimenhydrinat (muối của Diphenhydramin và 8-Chlorotheophylline). Loại thuốc chống say tàu xe này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và cho con bú thuốcXem thêm

Bài viết Thuốc chống say xe Nautamine có dùng được khi mang thai và CCB không ? (Phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Biệt dược rất phổ biến trên thị trường hiện nay cho nhóm thuốc chống say tàu xe là Nautamin, thuốc có chứa thành phần Dimenhydrinat (muối của Diphenhydramin và 8-Chlorotheophylline). Loại thuốc chống say tàu xe này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai và cho con bú thuốc có an toàn không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của DS. Hói.

thuoc-nautamine-dimenhydrinate

Phân nhóm chung thuốc chống say xe Dimenhydrinate

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: A (TGA)

Phân loại mức độ an toàn A: thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

Nhóm thuốc: thuốc kháng histamine H1, gây ngủ thế hệ thứ nhất.

Tên hoạt chất: dimenhydrinat.

Biệt dược: Bestrip, Desick, Vomina 50, Momvina, Naturimine 50.

Chỉ định của thuốc Dimenhydrinate

Phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt khi say tàu xe. Điều trị triệu chứng nôn và chóng mặt trong bệnh Meniere và các rối loạn tiền đình khác.

Chống chỉ định của thuốc Dimenhydrinate

Quá mẫn dimenhydrinat hoặc các thuốc kháng histamine khác. Glocom góc đóng. Bí tiểu tiện liên quan đến bệnh lý niệu đạo – tuyến tiền liệt.

Liều và cách dùng của thuốc chống say xe Dimenhydrinate

50 – 100 mg/lần, 4 – 6h một lần, không quá 400 mg/ngày. Phòng và điều trị  buồn nôn, nôn do say tàu xe cần uống 30 phút trước khi khởi hành.

Điều trị bệnh Meniere dùng liều 25 – 50 mg/lần, 3 lần/ngày.

Chuyển hóa của thuốc Dimenhydrinate

Thuốc phân bố rộng rãi vào các tổ chức của cơ thể, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua  nước tiểu.

Thuốc qua được nhau thai.

Một lượng nhỏ thuốc vào được sữa mẹ.

Độc tính của thuốc Dimenhydrinate

Ở PNCT: Dimenhydrinat là muối cloroheophyllin của diphenhydramine. Một số nghiên cứu quy  mô lớn trên người đã chỉ ra sử dụng dimenhydrinat an toàn trong những tháng đầu thai kỳ trong khi đó nghiên cứu khác cũng chỉ ra dimenhydrinat an toàn ở bất kỳ giai đoạn nào thai kỳ. Sử dụng dimenhydrinat trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới co thắt tử cung.

Ở PNCCB: Thuốc có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic. Lượng nhỏ dimenhydrinat vào sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên một bằng chứng khác lại cho thấy liều nhỏ và không thường xuyên không gây tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên nếu liều lớn hoặc sử dụng kéo dài khả năng cao gây ra tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt nếu dimenhydrinat sử dung kết hợp với pseudoephedrine.

Sử dụng thuốc Dimenhydrinate cho phụ nữ có thai

Doxylamin, có thể kết hợp với vitamin B6 là lựa chọn ưu tiên để điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó cũng có thể dùng các thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine để điều trị nôn và buồn nôn.

Nếu chỉ định phải dùng dimenhydrinat thì nên tránh sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguy cơ tăng co bóp tử cung.

Sử dụng thuốc Dimenhydrinate cho phụ nữ cho con bú

Thuốc chống nôn thuộc nhóm kháng histamine  được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là meclizine. Metoclopramid và domperidon cũng an toàn. Nếu phải dùng dimenhydrinat, nên dùng trong thời gian ngắn. Cũng có thể cần phải cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng dùng điều trị ít nhất 12-24h để thuốc thải hết khỏi cơ thể .

Một số tác dụng phụ: Hay gặp nhất tác dụng phụ buồn ngủ. Thường gặp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm phối hợp vận động, nhìn mờ, khô miệng và đường hô hấp. Ít gặp chán ăn, táo bón, bí tiểu.

Chú ý: Thuốc có tác dụng gây ngủ nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc. Thuốc làm nặng thêm tình trạng táo bón mạn.

DS. Nguyễn Bá Nghĩa (DS. Hói)

Bài viết Thuốc chống say xe Nautamine có dùng được khi mang thai và CCB không ? (Phần 2) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-nautamine-co-dung-duoc-khi-mang-thai-va-ccb-khong-phan-2-89/feed/ 0 89
Thuốc chống say xe Cinnarizine có dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú không https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-cinnarizine-co-dung-duoc-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu-khong-86/ https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-cinnarizine-co-dung-duoc-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu-khong-86/#respond Tue, 06 Oct 2020 12:33:08 +0000 https://nghianb.org/?p=86 Nhiều phụ nữ bị say tàu xe nặng thường xuyên phải dùng thuốc chống say xe. Tuy nhiên, khi mang bầu mà phải di chuyển bằng tàu xe thì vấn đề có vẻ trở nên nan giải hơn và thực tế nhiều người vẫn dùng thuốc chống say xe ngay cả khi mang bầu vàXem thêm

Bài viết Thuốc chống say xe Cinnarizine có dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nhiều phụ nữ bị say tàu xe nặng thường xuyên phải dùng thuốc chống say xe. Tuy nhiên, khi mang bầu mà phải di chuyển bằng tàu xe thì vấn đề có vẻ trở nên nan giải hơn và thực tế nhiều người vẫn dùng thuốc chống say xe ngay cả khi mang bầu và cho con bú. Liệu có đúng không ?

thuoc-say-xe-cho-phu-nu-mang-thai

Trong số các hoạt chất chống say tàu xe sử dụng theo đường uống thì thuốc chứa Cinnarizine và Diphenhydramine là hai trong số các loại phổ biến hơn cả. Trong bài viết này, hãy cùng xem, loại thuốc chứa Cinnarizin có an toàn không khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Đặc điểm chung của phân loại thuốc Cinnarizin

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai của thuốc Cinnarizin: C (FDA)

Mức độ an toàn loại C (FDA): Thuốc có thể gây tác dụng có hại cho thai nhi do liên quan đến tác dụng dược lý nhưng không gây dị tật.

Nhóm thuốc: Thuốc kháng histamine H1.

Tên hoạt chất: Cinnarizine.

Biệt dược: Cinaz, Vertizon, Stugeron, Stugon-pharimex, Brawmicin, Vertiflam.

Chỉ định của thuốc Cinnarizin

Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Meniere

Rối loạn mạch máu mão và mạch ngoại vi khác.

Chống chỉ định của Cinnarizin

Mẫn cảm Cinarizin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều và cách dùng của thuốc Cinnarizin

Phòng say tàu xe: 25 mg, uống 2 giờ trước khi đi tàu xe, sau đó 15 mg mỗi 8h trong cuộc hành trình nếu cần.

Rối loạn tiền đình: 30 mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch não: 75 mg/lần, 1 lần mỗi ngày.

Rối loạn mạch ngoại vi: 75 mg/lần, 2 – 3 lần mỗi ngày .

Thuốc nên uống sau bữa ăn.

Chuyển hóa của thuốc Cinnarizin

Thuốc đào thải qua phân là chính ở dạng không biến đổi và trong nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa.

Không có thông tin về việc thuốc có qua nhau thai và sữa mẹ hay không.

Độc tính của thuốc Cinnarizin

Nghiên cứu trên động vật không cho thấy thuốc gây quái thai và dị tật thai nhi. Chưa có bằng chứng đầy đủ trên người được thiết lập về tính an toàn của cinarizin trong thời kỳ mang thai.

Độc tính trên trẻ bú mẹ chưa được biết đến.

Sử dụng thuốc Cinnarizin cho phụ nữ có thai 

Do bằng chứng chưa đầy đủ, không nên dùng thuốc trong thai kỳ.

Sử dụng thuốc Cinnarizin cho phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kì này. Nếu muốn dùng thuốc, nên tạm ngưng cho con bú và chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này từ 1 – 2 ngày  để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Một số tác dụng phụ của thuốc Cinnarizin

Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt khi bắt đầu điều trị, vì vậy cần tránh các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe.

Thường gặp ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.

Chú ý: Uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày. Thận trọng khi dùng liều cao cho người bệnh hạ huyết áp.

DS. Nguyễn Bá Nghĩa (DS. Hói)

Bài viết Thuốc chống say xe Cinnarizine có dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-chong-say-xe-cinnarizine-co-dung-duoc-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu-khong-86/feed/ 0 86
Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ? https://nghianb.org/thuoc-acyclovir-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-khong-80/ https://nghianb.org/thuoc-acyclovir-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-khong-80/#respond Fri, 02 Oct 2020 02:38:33 +0000 https://nghianb.org/?p=80 PNCT và CCB vẫn có thể bị Zona, Herpes… Thói thường vẫn có thể bôi Thuốc Aciclovir hoặc/và uống. Nhiều người cho rằng, bôi loại này vẫn an toàn cho cả PNCT, CCB. Một số người loay hoay tìm giải pháp thay thế. Vậy thế nào đúng, thuốc Aciclovir có an toàn cho phụ nữXem thêm

Bài viết Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
PNCT và CCB vẫn có thể bị Zona, Herpes… Thói thường vẫn có thể bôi Thuốc Aciclovir hoặc/và uống. Nhiều người cho rằng, bôi loại này vẫn an toàn cho cả PNCT, CCB. Một số người loay hoay tìm giải pháp thay thế. Vậy thế nào đúng, thuốc Aciclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ?

thuoc_acyclovir_boi_va_uong

Phân loại mức độ an toàn cho PNCT của Thuốc Aciclovir: B3

Phân loại mức độ an toàn B3: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy có bằng chứng thuốc làm tăng tổn thương thai nhi, nhưng chưa chắc chắn về mức độ ý nghĩa của bằng chứng này với người.

Nhóm thuốc: thuốc kháng virus.

Tên hoạt chất: acyclovir.

Biệt dược chứa Acyclovir: Acirax, Acyvir, Azalovir, Dovirex, Kemivir, Lacovir, Osafovir.

Chỉ định của thuốc Acyclovir

Điều trị nhiễm virus Herpes simplex (typ 1 và typ 2) lần đầu và tái phát ở niêm mạc – da (viêm miệng, lợi, bộ phận sinh dục), viêm não – màng não, ở mắt (viêm giác mạc).

Zona, dự phòng biến chứng mắt do Zona mắt.

Một số chỉ định khác như: nhiễm virus Varicella Zoster, thủy đậu.

Chống chỉ định của thuốc Acyclovir

Mẫn cảm với thuốc hoặc một số thành phần của thuốc.

Liều và cách dùng của thuốc Acyclovir

Điều trị càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Dùng thuốc Acyclovir qua đường uống: liều uống thay đổi tùy chỉ định.

Nhiễm Herpes simplex tiên phát: 200 mg/lần, 5 lần/ngày, 5 – 10 ngày, có thể tăng đến 400 mg/lần nếu có suy giảm miễn dịch.

Liều dự phòng tái phát nhiễm Herpes simplex tùy tần số tái phát.

Thủy đậu, Zona: 800 mg/lần, 5 lần/ngày, 5 – 7 ngày hoặc tới 10 ngày.

Dùng thuốc Acyclovir đường qua da (dạng thuốc mỡ):

Bôi lên vị trí tổn thương cách 4 giờ một lần, 5 – 6 lần/ngày, từ 5 – 7 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng

Chuyển hóa của thuốc Acyclovir

Aciclovir hấp thu kém qua đường uống, sinh khả dụng 10 – 20 %, phân bố rộng trong dịch cơ thể và cơ quan. Thuốc chậm thải trừ hơn ở bệnh nhân giảm chức năng thận. Khi bôi lên da, thuốc hấp thu rất ít.

Thuốc dùng đường uống qua được hàng rào nhau thai.

Thuốc phân bố được vào sữa mẹ với nồng độ gấp 3 lần trong huyết thanh mẹ.

Độc tính của thuốc Acyclovir

Độc tính của thuốc Acyclovir trên phụ nữ có thai

Một số bằng chứng hiện tại trên người không cho thấy tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ có mẹ dùng acyclovir trong thời kỳ mang thai. Sử dụng acyclovir tại chỗ điều trị herpes cũng không cho thấy tác hại nào.

Độc tính của thuốc Acyclovir trên phụ nữ cho con bú

Chưa quan sát thấy các triệu chứng độc tính trên trẻ bú mẹ, và ngay cả kể sử dụng acyclovir trên trẻ sơ sinh cũng cho thấy dung nạp tốt. Sử dụng acyclovir tại chỗ trên diện tích da nhỏ, xa vùng cho con bú ít gây nguy hiểm với trẻ bú mẹ.

Ngay cả với liều aciclovir cao nhất ở mẹ, nồng độ aciclovir trong sữa chỉ khoảng 1% và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng.

Sử dụng thuốc Acyclovir cho Phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc Acyclovir cho phụ nữ có thai

Nếu chỉ định thuốc kháng virus đường toàn thân điều trị tình trạng nặng ở mẹ mang thai, hoặc để bảo vệ thai nhi tránh nhiễm trùng trong tử cung với lợi ích vượt trội so với nguy cơ, thuốc được ưu tiên và đánh giá tốt hơn cả đó là acyclovir hoặc valacyclovir. Acyclovir cũng là thuốc ưu tiên sử dụng điều trị tại chỗ Herpes.

Sử dụng thuốc Acyclovir cho phụ nữ cho con bú

Mặc dù aciclovir được ưu tiên hơn cả nếu có chỉ định điều trị kháng virus trong thời kỳ này nhưng vẫn nên thận trọng. Nếu có thể, nên dùng đường tại chỗ.

Có thể cho con bú khi sử dụng acyclovir tại chỗ hoặc đường toàn thân điều trị herpes. Với dạng tại chỗ, chỉ nên dùng các kem hoặc gel thân nước, tránh thuốc mỡ để hạn chế lượng parafin trong thuốc mỡ trẻ nuốt phải khi bú mẹ của trẻ.

Một số tác dụng phụ của thuốc Acyclovir: Nói chung hiếm gặp khi dùng đường uống. Hiếm gặp buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường hiếm và nhẹ, tự hết nhưng nếu có các triệu chứng nặng nên ngưng thuốc ngay.

DS. Hói

Bài viết Thuốc Acyclovir có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-acyclovir-co-an-toan-cho-phu-nu-co-thai-va-cho-con-bu-khong-80/feed/ 0 80
Thuốc chống dị ứng Fexofenadine có nên dùng cho bà bầu, cho con bú hay không ? https://nghianb.org/thuoc-chong-di-ung-fexofenadine-co-nen-dung-cho-ba-bau-cho-con-bu-hay-khong-77/ https://nghianb.org/thuoc-chong-di-ung-fexofenadine-co-nen-dung-cho-ba-bau-cho-con-bu-hay-khong-77/#respond Wed, 30 Sep 2020 09:34:13 +0000 https://nghianb.org/?p=77 Bà bầu hoặc cho con bú bị dị ứng, mẩn ngứa, ho hắng do kích ứng… nhiều người lựa chọn Fexofenadine làm giải pháp (biệt dược phổ biến nhất VN là Telfast). Liệu có an toàn không? Lựa chọn nào tốt hơn? Phân loại mức độ an toàn cho PNCT của Fexofenadine: B2 Phân loạiXem thêm

Bài viết Thuốc chống dị ứng Fexofenadine có nên dùng cho bà bầu, cho con bú hay không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Bà bầu hoặc cho con bú bị dị ứng, mẩn ngứa, ho hắng do kích ứng… nhiều người lựa chọn Fexofenadine làm giải pháp (biệt dược phổ biến nhất VN là Telfast). Liệu có an toàn không? Lựa chọn nào tốt hơn?

Fexofenadine-cho-PNCT-va-CCB

Phân loại mức độ an toàn cho PNCT của Fexofenadine: B2

Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.

Tên hoạt chất: Fexofenadin.

Biệt dược: Allerphast, Fexalar, Telgate, Telfor, Texofen-60, Telfast BD.

Chỉ định: Điều trị triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Chống chỉ định: Quá mẫn fexofenadine, terfernadin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều và cách dùng

  • Điều trị viêm mũi dị ứng và điều trị mày đay mạn tính vô căn: liều thông thường 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày.
  • Bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều: giảm liều 60 mg x 1 lần/ngày, tùy chức năng thận.

Chuyển hóa

  • Thuốc rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể.
  • Thuốc chưa rõ có qua nhau thai hay không.
  • Thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp.

Độc tính

  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai.
  • Do thuốc vào sữa mẹ với lượng thấp, đồng thời không có tác dụng an thần như các thuốc kháng histamine thế hệ trước, fexofenadine ít có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa, đặc biệt khi kết hợp với thuốc giao cảm như pseudoephedrine. Chưa có báo cáo về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh bú mẹ có dùng fexofenadine.

Sử dụng cho phụ nữ có thai

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ mang thai là Loratadin và Cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Sử dụng cho phụ nữ cho con bú

Chỉ nên dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Tuy nhiên, thuốc chống dị ứng ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là Loratadin và Cetirizine vì vậy có thể cân nhắc thay thế.

Một số tác dụng phụ

  • Thường gặp mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ, buồn nôn, khó tiêu, dễ nhiễm virus (cảm, cúm), ngứa họng.
  • Ít gặp khô miệng, rối loạn giấc ngủ.
  • Hiếm gặp mày đay hoặc ngứa.

Chú ý: Tuy thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không nên uống cùng nước hoa quả, có thể vào bất cứ thời điểm nào dù gần hay xa bữa ăn.

Bài viết Thuốc chống dị ứng Fexofenadine có nên dùng cho bà bầu, cho con bú hay không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-chong-di-ung-fexofenadine-co-nen-dung-cho-ba-bau-cho-con-bu-hay-khong-77/feed/ 0 77
Thuốc Alphachoay có nên dùng khi đang mang thai, cho con bú không https://nghianb.org/thuoc-alphachoay-co-nen-dung-khi-dang-mang-thai-cho-con-bu-khong-64/ https://nghianb.org/thuoc-alphachoay-co-nen-dung-khi-dang-mang-thai-cho-con-bu-khong-64/#respond Mon, 28 Sep 2020 13:52:02 +0000 https://nghianb.org/?p=64 Mặc dù Alphachoay được sử dụng rất phổ biến và được đa số coi là lành tính. Tuy nhiên, thuốc có nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không. Hãy xem các thông tin sau đây. Thuốc Alphachoay là một biệt dược của hãng Sanofi phân phối tại Việt Nam vớiXem thêm

Bài viết Thuốc Alphachoay có nên dùng khi đang mang thai, cho con bú không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Mặc dù Alphachoay được sử dụng rất phổ biến và được đa số coi là lành tính. Tuy nhiên, thuốc có nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không. Hãy xem các thông tin sau đây.

thuoc-alpha-choay

Thuốc Alphachoay là một biệt dược của hãng Sanofi phân phối tại Việt Nam với thành phần là Alphachymotripsin. Đây là loại thuốc mà các bác sỹ, dược sỹ vẫn tranh cãi khá nhiều vì 2 lý do các nước phương Tây có vẻ như không sử dụng dạng đường uống như ở Việt Nam, lý do thứ 2 là mức độ rất phổ biến của chế phẩm này trên thị trường không kê đơn, tới mức nó được rất nhiều người mặc định rằng an toàn, lành tính, dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: Chưa được phân loại.

Nhóm thuốc: thuốc chống phù nề và kháng viêm dạng men.

Tên hoạt chất: Alphachymotripsin (Chymotripsin).

Biệt dược: Alpha chymotripsin Choay.

Chỉ định của thuốc Alphachoay

Alphachoay được chỉ định điều trị sung, phù nề trong viêm nhiễm hoặc sau chấn thương, sau phẫu thuật (tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tím mô, khối tụ máu, bâm máu, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương thể thao).

Chống chỉ định của thuốc Alphachoay

Dị ứng các thành phần của thuốc. Bệnh nhân có giảm alpha-1-chymotrypsin (bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, đặc biệt là khí phế thủng, hội chứng thận hư).

Liều và cách dùng thuốc Alphachoay

Đường uống: Uống 2 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày.

Đường ngậm: 4 – 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới lưỡi.

Chuyển hóa của thuốc Alphachoay

Chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức, sản phẩm được chuyển hóa alpha-chymotrypsin trong y văn chính thức của dược điển.

Độc tính của thuốc Alphachoay

Không có đủ dữ liệu nghiên cứu độc tính của Alphachymotrypsin, đặc biệt trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, Alphachymotrypsin là một chất tiết ra từ tuyến tụy của cơ thể, do đó việc sử dụng alphachymotrypsin có thể gây ức chế ngược tới tuyến tụy và có thể gây ra một số hậu quả.

Tại các nước phương Tây, Alphachymotrypsin không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú trừ trường hợp có chỉ định đặc biệt của thầy thuốc khi lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ.

Sử dụng thuốc Alphachoay cho phụ nữ có thai

Không nên sử dụng thuốc Alphachoay cho phụ nữ có thai nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.

Sử dụng thuốc Alphachoay cho phụ nữ cho con bú

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Một số tác dụng phụ của thuốc Alphachoay

Thuốc dung nạp tốt, không gây tác dụng phụ đáng kể. Có thể có thay đổi sắc da, cân nặng hoặc rối loạn tiêu hóa: nặng bụng, đầy hơi, tiêu chảy nhưng tác dụng thoáng qua và sẽ hết sau ngừng thuốc.

Chú ý: Nên uống với nhiều nước (ít nhất 240 ml) nhằm tăng hoạt tính men của thuốc. (ồ, vậy có phải khác nhiều so với những tư vấn nên ngậm hay sao?)

DS. Hói

Bài viết Thuốc Alphachoay có nên dùng khi đang mang thai, cho con bú không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-alphachoay-co-nen-dung-khi-dang-mang-thai-cho-con-bu-khong-64/feed/ 0 64
Thuốc chống nôn Domperidone có dùng cho phụ nữ mang thai được không https://nghianb.org/thuoc-chong-non-domperidone-co-dung-cho-phu-nu-mang-thai-duoc-khong-34/ https://nghianb.org/thuoc-chong-non-domperidone-co-dung-cho-phu-nu-mang-thai-duoc-khong-34/#respond Sat, 26 Sep 2020 05:28:40 +0000 https://nghianb.org/?p=34 Nôn và buồn nôn là hiện tượng rất thường gặp ở Phụ nữ mang thai. Rất nhiều bà mẹ cảm thấy như “chết đi sống lại” vì tình trạng này nhưng vì quá đỗi lo lắng cho em bé trong bụng mà cự tuyệt các biện pháp can thiệp, các loại thuốc. Trong khi đó,Xem thêm

Bài viết Thuốc chống nôn Domperidone có dùng cho phụ nữ mang thai được không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
Nôn và buồn nôn là hiện tượng rất thường gặp ở Phụ nữ mang thai. Rất nhiều bà mẹ cảm thấy như “chết đi sống lại” vì tình trạng này nhưng vì quá đỗi lo lắng cho em bé trong bụng mà cự tuyệt các biện pháp can thiệp, các loại thuốc. Trong khi đó, 1 số mẹ lại quá dễ dãi khi sử dụng thuốc, dẫn tới nhiều hậu quả bất lợi cho mẹ và bé. Sau đây là thông tin về thuốc Domperidone và các thuốc chứa Domperidone đơn thành phần có tác dụng chống nôn cho PNMT, CCB mà nhiều mẹ nên biết.

thuoc-domperidone

Thuốc Domperidone là thuốc gì ?

Tên hoạt chất: domperidon.

Biệt dược: Dompidone, Opedom, Dotium, Motiridon.

Nhóm thuốc: thuốc chống nôn/thuốc đối kháng dopamin.

Phân loại mức độ an toàn thuốc Domperidone cho phụ nữ có thai: B2

“Phân loại mức độ an toàn B2: thuốc được sử dụng trên một số lượng giới hạn phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không quan sát thấy sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật không đầy đủ hoặc có thể vẫn còn thiếu, nhưng các nghiên cứu hiện có không chỉ ra sự gia tăng tổn thương với thai nhi.”

Chỉ định của thuốc Domperidone

Điều trị nôn và buồn nôn do nhiều nguyên nhân. Điều trị chứng khó tiêu không liên quan đến loét. Điều trị triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Chống chỉ định của thuốc Domperidone

Dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy gan mức độ trung bình – nặng. Rối loạn dẫn truyền tim hoặc bệnh tim. Chảy máu tiêu hóa.

Liều và cách dùng của thuốc Domperidone

Liều cho người lớn khoảng 10 – 20 mg/lần,, 3 – 4 lần/ngày, không quá 80 mg/ngày.

Chuyển hóa của thuốc Domperidone trên PNCT và CCB

Thuốc chuyển hóa nhanh và nhiều ở gan, đào thải theo phân và nước tiểu.

Thuốc có khả năng qua được hàng rào nhau thai (khoảng 0.2-0.8%).

Thuốc và sữa mẹ với lượng nhỏ (< 0.1%). Thuốc cũng ít vào hệ thần kinh trung ương nên ít nguy cơ gây tác dụng phụ trên thần kinh trung ương ở trẻ bú mẹ.

Độc tính của thuốc Domperidone trên PNCT và CCB

Độc tính của thuốc Domperidone trên PNCT: Không gây quái thai trên động vật. Còn ít nghiên cứu đánh giá tính an toàn của domperidon trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên một thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho thấy thuốc không gây dị tật lớn, không ảnh hưởng tuổi thai khi sinh, trọng lượng trẻ, chu vi vòng đầu trẻ khi mẹ sử dụng domperidone trong kì đầu thai kỳ.

Độc tính của thuốc Domperidone trên PN CCB: Dùng liều hơn 30 mg vì có nguy cơ loạn nhịp tim. Thuốc có thể làm tăng tiết sữa.

Sử dụng thuốc Domperidone cho phụ nữ có thai

Mặc dù dữ liệu an toàn còn hạn chế, nhưng các thuốc tác động dopamine như domperidon hay metoclopramide được sử dụng tương đối rộng rãi. Trong đó metoclopramide dường như an toàn hơn và hiệu quả, là lựa chọn ưu tiên hơn.

Sử dụng thuốc Domperidone cho phụ nữ cho con bú

Domperidon và metoclopramide có thể sử dụng khi cho con bú, tốt nhất nên dùng ở thời điểm sau thời điểm cho con bú xong. Nếu cảm thấy các triệu chứng nhịp tim bất thường khi dùng thuốc và một số triệu chứng như: chóng mặt, đánh trống ngực, ngất…nên ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Một số tác dụng phụ của thuốc Domperidone

Ít gặp đau đầu, mất ngủ, nôn, buôn nôn, tiêu chảy, khô miệng. Ít gặp các tác dụng phụ ở thần kinh trng ương như phản ứng ngoại tháp (rối loạn trương lực cơ,…) vì thuốc khó qua được hàng rào máu – não.

Chú ý: Thuốc nên uống 15-30 phút trước bữa ăn.

DS. Hói – Theo TGA Australia

Bài viết Thuốc chống nôn Domperidone có dùng cho phụ nữ mang thai được không đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Nghĩa NB.

]]>
https://nghianb.org/thuoc-chong-non-domperidone-co-dung-cho-phu-nu-mang-thai-duoc-khong-34/feed/ 0 34